Theo đó, trong vùng 35km tính từ bờ biển, vùng phủ mạng 4G với chất lượng tương đương 2G đạt ≥95% diện tích. Vùng ngoài 35km, đặc biệt có những khu vực có thể lên tới 100km, mạng 4G vẫn có thể đảm bảo sử dụng được các dịch vụ truy nhập web, gọi điện/nhắn tin OTT một cách dễ dàng tại mọi thời điểm. 

Hiện tại có khoảng 2 triệu người khai thác, đánh bắt và làm các dịch vụ trên biển của Việt Nam, trong đó khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ. Việc tăng cường phủ sóng 4G biển đảo không chỉ giúp duy trì thông tin liên lạc với đất liền mà còn có ý nghĩa bức thiết trong việc đảm bảo an toàn cho ngư dân, cán bộ công tác xa bờ. Giờ đây, người dân có thể dễ dàng cập nhật thông tin dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn để chủ động đối phó thiên tai và những rủi ro khi đi ngư trường… nhờ có mạng di động 4G Viettel chất lượng cao. 

{keywords}
Một trạm phát sóng ở Đất Mũi Cà Mau.

Đồng thời với việc tăng cường hạ tầng, Viettel đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho người sử dụng dịch vụ 4G như các gói Combo trọn gói, miễn phí thoại thoải mái data với lưu lượng khủng từ 30GB đến 60GB/tháng giúp khách hàng duy trì kết nối liên tục. 

Phổ cập dịch vụ internet di động là một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược kiến tạo xã hội số của Viettel, trong đó tăng trưởng data chính là tiền đề cho nền tảng chuyển đổi số. “Phủ sóng 4G khu vực biển đảo là một trong những bước đi quan trọng của Viettel trong chiến lược kiến tạo xã hội số. Từ nay người dân vùng biển đảo cũng được sử dụng dịch vụ 4G với chất lượng tốt tương đương các khu vực khác. Điều này không chỉ giúp khách hàng của Viettel ở khu vực biển đảo được tiếp cận nhiều hơn với thông tin, liên lạc kết nối tốt hơn nữa và bảo đảm an ninh quốc phòng”, ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel nhấn mạnh. 

Xác định phủ sóng biển đảo vẫn là nhiệm vụ quan trọng của Viettel để đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc và quốc phòng an ninh, cho đến nay, Viettel là mạng di động phủ sóng biển đảo rộng nhất. 

"Mục tiêu của chúng tôi là ở đâu có dân, có cán bộ, chiến sỹ thì phải có sóng Viettel. Từ năm 2007, Viettel đã xây dựng hạ tầng viễn thông cho biển đảo và liên tục mở rộng, nâng cấp, củng cố, bảo dưỡng hàng năm. Ở Trường Sa, nhà giàn cũng đều có sóng di động của Viettel. Ngoài ra, dọc bờ biển Việt Nam, Viettel có hơn 2.000 trạm phủ khu vực gần bờ với bán kính phủ sóng khoảng 30-50km, phục vụ ngư dân đánh bắt cá, du lịch biển, vận tải hàng hải, tuần tra, cứu hộ cứu nạn,…"  - Ông Cao Anh Sơn chia sẻ thêm. 

{keywords}

Về công nghệ, ngoài giải pháp đặc thù cho các trạm 2G, hiện nay, các trạm 3G, 4G biển đảo của Viettel đều sử dụng công nghệ khuếch đại đa sóng mang để đạt được công suất cao kết hợp với tính năng phủ xa và ưu thế về độ cao so với mực nước biển. Khi bật tính năng này, vùng phủ trạm 3G, 4G của Viettel có thể tăng từ 30km lên tối đa 180km. 

Hiện nay, Viettel cũng đã triển khai được cáp quang tới nhiều huyện đảo lớn như Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc (Kiên Giang), Hòn Tre (Khánh Hòa),… Đối những đảo xa không thể kéo cáp quang được, Viettel sử dụng Viba IP dung lượng cao băng rộng để đưa sóng di động và Internet phục vụ chính quyền và người dân ở đây. Những viba IP dung lượng cao này đang sử dụng công nghệ hiện đại trên thế giới như công suất cao, ghép kênh lọc thông dải hẹp để đáp ứng cho các dịch vụ 2G, 3G, 4G, truyền hình, Internet băng rộng với chất lượng tương đương trong đất liền, thậm chí sẵn sàng cho cả 5G./.

Phương Dung