Sau khi đạt chuẩn NTM vào năm 2018, xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc) tiếp tục huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.
Với phương châm “XDNTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Phúc xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nên “truyền thông phải đi trước một bước” để cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân nhận thức đúng, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ XDNTM nâng cao trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đảng ủy, ban chỉ đạo chương trình XDNTM xã đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực vận động các thành viên, hội viên và toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện chương trình bằng nhiều hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp. Xã đã kiện toàn Ban Chỉ đạo XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cấp xã, cấp thôn, thống nhất các phương án triển khai thực hiện và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống, góp phần cải thiện diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025 có 100% huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 15% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; 30% số thôn được công nhận đạt chuẩn thôn dân cư nông thôn kiểu mẫu. Đặc biệt, để nâng cao thu nhập cho người dân, các địa phương đã đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị.
Toàn tỉnh đã quy hoạch được 1.640ha vùng sản xuất rau an toàn; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm, với gần 1.100 trang trại , 33 xã chăn nuôi lợn, 38 xã chăn nuôi gia cầm, 21 xã chăn nuôi bò thịt và 22 xã chăn nuôi bò sữa. Về hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi, tỉnh đã hỗ trợ hơn 2.680 tấn giống chất lượng cao, hơn 3.770 con lợn nái ngoại hậu bị; gần 12.500 con bò nái, góp phần nâng cao năng suất, giá trị cây lúa chất lượng cao từ 4,3-13 triệu đồng/ha/vụ; ngô biến đổi gen tăng 4,3 triệu đồng/ha so với giống lúa, ngô thường.











