Trước đó, một loạt cuộc biểu tình chống lại đạo Hồi và quyền của người Kurd diễn ra ở Thụy Điển đã làm phật lòng Ankara. Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm ngoái, song bị Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên của NATO, ngăn cản. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển chứa chấp những người họ coi là khủng bố và yêu cầu dẫn độ các đối tượng đó.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã lên án việc đốt kinh Koran trong một bản tin trên Twitter. Ông cho rằng việc cho phép tiến hành các cuộc biểu tình chống Hồi giáo nhân danh quyền tự do ngôn luận là không thể chấp nhận được.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nói trong một cuộc họp báo thường nhật rằng việc đốt các kinh sách tôn giáo là "thiếu tôn trọng và gây tổn thương". Tuy nhiên, ông tiếp tục thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary phê chuẩn nghị định thư gia nhập NATO của Thụy Điển ngay. "Chúng tôi tin rằng Thụy Điển đã hoàn thành cam kết của họ theo bản ghi nhớ ba bên".
Khoảng 200 người đã chứng kiến một trong hai người biểu tình xé các trang của cuốn kinh Koran và lấy nó lau giầy, rồi đốt trong khi người còn lại nói qua loa phóng thanh.
Cảnh sát Thụy Điển sau đó buộc tội người đàn ông trên kích động chống lại một nhóm dân tộc.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tuyên bố tại một buổi họp báo hôm qua rằng ông sẽ không suy đoán về việc cuộc biểu tình sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình gia nhập NATO của nước này. "Điều đó thích hợp nhưng không phù hợp", nhà lãnh đạo này nói.