Vốn đam mê trồng trọt, chăm cây lại muốn gia đình có không gian sống xanh, tràn ngập hương sắc nên chị Nguyễn Thị Minh Hằng (44 tuổi, sống ở quận Gò Vấp, TPHCM) bắt đầu cải tạo sân thượng, làm vườn trên cao từ tháng 2/2020. 

"Trồng hoa cỏ, rau màu vẫn luôn là đam mê từ trước đến nay của tôi giúp bản thân cảm thấy thư giãn, thoải mái sau những bộn bề lo toan từ công việc, cuộc sống. Mỗi lần làm vườn, chăm sóc, vun xới từng gốc hoa, chậu rau khiến tôi rất vui và phấn chấn.

Khi tinh thần thoải mái thì đầu óc mới minh mẫn và sức khỏe mới ổn định được. Đó là điều tôi mong muốn khi tìm đến với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá", chị Hằng chia sẻ.

{keywords}
Vườn hồng rực rỡ quanh năm trên sân thượng của một gia đình ở TPHCM

Từ mong muốn trên, chị quyết định tận dụng mọi không gian có thể để trồng cây, làm vườn. Vườn có tổng diện tích vườn 27m2, bao gồm sân thượng 12m2 phía trước, sân thượng sau nhà rộng 12m2 và một ban công nhỏ 3m2. 

{keywords}
 

Với không gian phía trước, chị Hằng bố trí chỉ trồng hoa hồng, đủ các loại, từ hồng nội đến hồng ngoại như Aube, Lafont, Kate, Abraham, Tezza cá hồi,...

{keywords}
 

Phần sân thượng phía sau, gia chủ dành 1/3 diện tích cho hoa hồng, còn lại trồng rau củ quả. Chị ưu tiên các giống rau ngắn ngày, cho thu hoạch liên tục như rau muống, mồng tơi, rau dền, rau ngót Nhật, rau cải, cà chua,... và rau gia vị như húng lủi, diếp cá, răm, húng quế, gừng, hành, nghệ, lá lốt. Ngoài ra, vườn còn có vài cây ăn trái là cóc thái, ổi.

{keywords}
 

Vì sân thượng ở trên cao, lại hạn chế về diện tích nên chị Hằng gặp không ít khó khăn, nhất là công đoạn vận chuyển đất, vật tư để trồng hồng và rau trái. Thương vợ vất vả, chồng chị cặm cụi leo 4 tầng lầu, mang vác "đồ nghề" để bà xã thỏa mãn đam mê làm vườn, chăm cây.

{keywords}
 

Thời gian đầu theo đuổi hành trình làm "nông dân sân thượng", chị chưa có kinh nghiệm nên phải tự tìm hiểu mọi thứ trên mạng, qua các kênh Youtube và đọc nhiều tài liệu liên quan.

{keywords}
 

Chị cũng tham khảo kiến thức về việc lựa chọn giống, cách trồng và chăm các loại cây,... từ những người có cùng đam mê hoặc đã gặt hái thành quả. Gần 2 tháng trời nghiên cứu, gia chủ cũng "dắt túi" được chút kiến thức và áp dụng vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm dần dần.

{keywords}
 

Đến nay, sau năm rưỡi gắn bó, chị Hằng đã gây dựng thành công vườn hồng 50 gốc các loại, chủ yếu là hồng ngoại. Mỗi loại, chị trồng vài cây để vườn đa dạng, nhiều màu sắc hơn.

{keywords}
Trước khi mua giống về trồng, chị Hằng phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc tính từng loại để biết cây sống khỏe hay không và lựa cách chăm sóc phù hợp.

Trước khi mua giống về trồng, chị Hằng phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc tính từng loại để biết cây sống khỏe hay không và lựa cách chăm sóc phù hợp.

{keywords}
Gia chủ lựa giống theo các tiêu chí như dáng cúp bự, hoa sai và thơm, lâu tàn, nhất là thích hợp với khí hậu quanh năm nắng nóng ở Sài Gòn.

Sau một thời gian chăm sóc, chủ nhân khu vườn cũng đúc rút được một số kinh nghiệm từ thực tế. Hồng là giống ưa nắng nên cần bố trí chỗ trồng nhiều nắng, đảm bảo cây hấp thu đủ ánh sáng từ 6-8 tiếng/ngày.

{keywords}
 

Giá thể trồng hồng phải tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Hồng ưa ẩm nhưng nếu đất ướt quá sẽ làm cây dễ bị bệnh hoặc chết. Khi thời tiết nắng nóng (đặc biệt là mấy tháng hè) thì không nên tưới quá nhiều phân, nhất là mấy phân nóng như phân gà, phân dơi. Nếu tưới thì chỉ dùng lượng bằng 1/2 so với mùa mát và tưới xa gốc, mỗi lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.

{keywords}
 

Cứ 10-15 ngày, chị Hằng xịt phòng và trị bệnh cho cây một lần. Nếu cây bệnh thì cần xử lý kịp thời, phun trị 3 ngày/lần, làm 3 lần liên tiếp. Nếu phun buổi chiều thì sáng hôm sau phải xịt rửa lá để tránh tình trạng cháy lá.

{keywords}
 

Mùa mưa ở Sài Gòn kéo dài, hồng dễ bị đen thân, thối gốc và chết cây. Để tránh tình trạng này, gia chủ chú ý bón bổ sung ít trichoderma vào gốc cây mỗi tháng một lần.

{keywords}
Vườn hồng rực rỡ quanh năm trên sân thượng của một gia đình ở TPHCM

Hiểu rõ đặc tính từng cây, thêm chút "mát tay" nên chị Hằng trồng hồng không quá khó khăn. Các cây đều sống khỏe, nở hoa đẹp và to. Chị thường hái hoa tươi vào cắm, trang trí không gian sống cũng như tự chế nước cất hoa hồng, làm trà hoa hay món ăn,...

Mỗi ngày lên vườn, ngắm những bông hồng nở rực rỡ, cô "nông dân sân thượng" lại cảm thấy tràn đầy năng lượng, tinh thần lạc quan hơn, xua tan mọi mệt mỏi, lo âu của công việc và cuộc sống.

Không chỉ sở hữu vườn hồng tràn ngập hương sắc, chị Hằng còn gặt hái thành quả lao động từ góc nhỏ trồng rau màu. Các loại rau không khó trồng, dễ chăm lại nhanh cho thu hoạch.

Thỉnh thoảng chị bổ sung dinh dưỡng cho rau bằng phân hữu cơ. Trước khi thu hoạch một tuần, chị ngừng bón phân để đảm bảo rau sạch, an toàn cho sức khỏe.

"Nhờ có khu vườn nhỏ mà tôi thấy mỗi ngày trôi qua thật thú vị và ý nghĩa. Ngắm từng chùm hoa mới nở hay thu hoạch những rổ rau xanh mướt, tôi và ông xã cảm thấy tinh thần lạc quan và đầy năng lượng hơn.

Tôi cũng muốn lan tỏa điều đó đến bạn bè và mọi người xung quanh để mọi người cảm nhận được sự tuyệt vời và tích cực từ cuộc sống", chị Hằng bày tỏ.

Theo Dân Trí

Trang trại hoa hồng rộng 18.000m2, đẹp mê mẩn của chàng trai phố núi

Trang trại hoa hồng rộng 18.000m2, đẹp mê mẩn của chàng trai phố núi

Thấy vườn hồng của mẹ được nhiều người mê mẩn, Việt Anh bỏ phố về quê, thuê đất, lập trang trại rộng 18.000m2 với trên 10.000 gốc hồng quý, hiếm.