Đây là một mục tiêu được nêu trong Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/8, tại Quyết định 975.

Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.

Hoàn thành thiết lập hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về trung tâm dữ liệu tập trung; 100% cán bộ thuộc hệ thống mạng lưới được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống.

Cùng với đó, thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản được thu thập thường xuyên phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và kịp thời cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã.

{keywords}
Thời gian thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản” sẽ kéo dài từ nay đến hết năm 2025 (Ảnh minh họa: moit.gov.vn)

Đến năm 2030, ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật… trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản.

Các tổ chức, cá nhân có thể tìm kiếm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản (trừ dữ liệu mật) trên môi trường mạng Internet hoặc Cổng cung cấp dữ liệu mở của ngành, quốc gia; phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về trung tâm dữ liệu tập trung…

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, Đề án xác định 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính sẽ được tập trung, trong đó có việc xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng CNTT trong thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; hợp tác, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản…

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước, do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.

Theo mard.gov.vn, lãnh đạo Bộ NN&PTNT trong cuộc họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số của bộ đã cho biết, trong các tháng đầu năm 2022, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ. Hầu hết các địa phương đã ban hành đề án, kế hoạch chuyển đổi số và triển khai vào thực tế sản xuất với một số lĩnh vực như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng…

Đến nay, cơ sở dữ liệu chăn nuôi đã được công bố. Với lĩnh vực trồng trọt, từ nay đến cuối năm 2022, Bộ NN&PTNT tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng với cây thanh long và lúa gạo, nâng cao hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người trồng thanh long trong việc tổ chức sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu….

Vân Anh

Ứng dụng IoT kiểm soát phân bón và dự đoán sâu bệnh tại trang trại thông minh

Ứng dụng IoT kiểm soát phân bón và dự đoán sâu bệnh tại trang trại thông minh

Từ nay đến cuối tháng 3/2024, dự án “Hệ thống IoT nông nghiệp dựa trên điện toán biên” do PTIT chủ trì, sẽ xây dựng một hệ thống ứng dụng IoT nhằm kiểm soát lượng phân bón và dự đoán sâu bệnh tại nông trại thông minh.