Với số lượng gần 5.000 xe container, trung bình mỗi xe có 2 người đi theo (một tài xế - một phụ xe), hiện đang có gần 1 vạn tài – phụ lưu trú tại cửa khẩu Lạng Sơn trong thời gian xe hàng ùn ứ.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu thừa nhận, đây là một áp lực lớn đối với Lạng Sơn, bởi hầu hết lái xe đường dài đều từ vùng dịch đi ra, nguy cơ mắc bệnh, lây lan ra cộng đồng rất cao.

{keywords}
Ngày dài của gần 5.000 chiếc xe và gần 1 vạn gã đàn ông nơi giáp biên

“Chúng tôi phải xây dựng, bố trí một loạt chỗ ở cho lái xe, vì nếu để họ ở tự do, ra ngoài cộng đồng sẽ lây lan dịch bệnh. Quản lý được họ, ăn uống ngủ nghỉ tại chỗ, sử dụng các cơ sở vật chất sẵn có là yên tâm hơn cả"- ông nói. 

Một số lái, phụ xe lưu trú tại khách sạn, nhà nghỉ… nhưng đều được quản lý, giám sát. Những khách sạn đó có tổ công tác liên ngành hướng dẫn tại chỗ, tránh lái xe tự do đi ra khu cộng đồng.

Về an ninh trật tự, Lạng Sơn tăng cường lực lượng chức năng, công an, biên phòng, dân quân kiểm tra kiểm soát, nhắc nhở lái xe… thực hiện tuân thủ quy định phòng chống dịch; cấm các tệ nạn rượu chè, cờ bạc…

{keywords}
Gần 1 vạn tài xế, phụ xe phơi sương, hứng nước từ cục lạnh… vạ vật chờ thông quan ở Lạng Sơn

Sự việc hàng ngàn công hàng ùn ứ cửa ngõ có nguy có sắp đổ bỏ, UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ NN-PTNT cùng các bộ ngành liên quan đã báo cáo Chính phủ, nỗ lực tìm giải pháp. Sau khi có ý kiến của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, tỉnh Lạng Sơn đã có những động thái để sớm cải thiện tình hình.

Bước đầu, tỉnh triển khai việc khảo sát lắp đặt thêm trạm khử khuẩn theo yêu cầu của phía bạn từ chiều 21/12.

Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng BQL Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, thiết kế ban đầu của khu phi thuế quan chỉ đáp ứng cho nhu cầu ăn nghỉ của 400 người. Khi xe hàng ùn ứ tăng đột biến lên hàng nghìn người, BQL Khu kinh tế cửa khẩu đã lắp đặt 23 nhà vệ sinh công cộng, phục vụ nước nóng và tắm miễn phí 24/24. Chiều tối hàng ngày, BQL dự trữ thêm 18.000 lít nước phục vụ nhu cầu vệ sinh của các lái xe.

“Tỉnh Lạng Sơn đã công bố đường dây nóng, số điện thoại của lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam cùng hộp thư điện tử ttqlhn&gmail.com để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của các lái xe, người dân” - ông Duy thông tin.

Hiện nay, Trung tâm Quản lý cửa khẩu tiếp tục gấp rút đầu tư thêm một khu vệ sinh nữa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người tạm trú trên biên giới.

Xây dựng “cửa khẩu số”

{keywords}
Gần 1 vạn tài, phụ xe phơi sương, hứng nước từ cục lạnh… vạ vật chờ thông quan ở Lạng Sơn

Trong các giải pháp về chuyển đổi số của tỉnh Lạng Sơn, “cửa khẩu số” là một trong những nội dung địa phương này triển khai. Khi vận hành, nó được coi là giải pháp căn cơ để cửa ngõ lưu thông hàng hóa được thông thoáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết, “cửa khẩu số” được kỳ vọng là “giải pháp căn cơ” để thay đổi phương thức hoạt động, vận hành trong cấp phép, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma.

“Hiện Lạng Sơn đang vận hành thử tới đây sẽ đưa vào hoạt động. Giải pháp “cửa khẩu số” dựa trên nền tảng chuyển đổi số, đã tiến hành lắp đặt xong thiết bị, tập huấn cho cán bộ vận hành… Cửa khẩu số được kết nối trực tiếp với dữ liệu của Tổng cục Hải quan, dữ liệu của Cục đăng kiểm (Bộ GTVT).

“Cửa khẩu số” sẽ tự động hóa tất cả các khâu, thủ tục để thông quan hàng hóa. Thậm chí, những người ở miền Nam cũng không cần thiết phải ra ngoài Bắc để làm thủ tục. Việc này,  giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, chi phí, công khai minh bạch, hạn chế tiêu cực.

{keywords}
Gần 10 vạn tấn trái cây ùn ứ cửa ngõ, người dân vùng biên ngợp trong “biển” mít chờ giải cứu

Trước mắt, Lạng Sơn tiến hành thí điểm xây dựng “cửa khẩu số” tại Hữu Nghị, Tân Thanh, sau đó sẽ nhân rộng.

Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trên cơ sở cân đối nguồn thu, tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ phần nào khó khăn cho chủ hàng, lái xe đường dài chở hàng nông sản xuất khẩu qua địa bàn.

Lạng Sơn cũng có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm này: phí sử dụng hạ tầng ở cửa khẩu được giảm 10% đối với phương tiện chở hàng hóa trong nước; 5% đối với phương tiện chở hàng hóa của nước thứ 3 trong thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022.

Vận động các doanh nghiệp bến bãi giảm mức phí cho các doanh nghiệp. Bãi đỗ Xuân Cương tiến hành thu phí 1 lần, không tính thời gian theo ngày; tổ chức nấu cơm, hỗ trợ, cấp cơm miễn phí cho lái xe. Tại bãi đố Bảo Nguyên (cửa khẩu Tân Thanh) xem xét giảm một số chi phí cho lái xe, hỗ trợ nước uống, sinh hoạt hàng ngày, đang tiếp tục xem xét để giảm mức phí bến bãi đối với phương tiện lưu đỗ dài ngày.

“Vừa rồi, có trường hợp một xe công bị cháy, các ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp của Lạng Sơn đã vận động quyên góp, hỗ trợ cho lái xe bị tai nạn số tiền 250 triệu đồng – đó cũng là nghĩa cử đẹp đẽ” – ông Hồ Tiến Thiệu chia sẻ.

Ngày dài của gần 1 vạn tài xế vạ vật bên 5.000 xe hàng nơi giáp biên

Ngày dài của gần 1 vạn tài xế vạ vật bên 5.000 xe hàng nơi giáp biên

Hơn 2 tuần qua, gần 5.000 xe container nằm phơi sương vùng biên viễn chờ thông quan đang là nỗi lo của chính quyền Lạng Sơn. Cùng với đó, gần 1 vạn tài - phụ xe vạ vật đầy cơ cực.

Kiên Trung