1. Có thể đo nồng độ cồn theo cách nào?

  • Kiểm tra hơi thở
    0%
  • Xét nghiệm máu
    0%
  • Cả hai cách
    0%
Chính xác

Đo nồng độ cồn trong máu và hơi thở là hai phương pháp phổ biến để kiểm tra mức độ ethanol. 

Với người điều khiển giao thông, công an sử dụng máy kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở để tiến hành kiểm tra định tính. Người sử dụng phương tiện thổi vào thiết bị đo để xác định kết quả dương tính hay không. Nếu máy phát hiện có cồn, lái xe sẽ được kiểm tra định lượng - nồng độ cồn trong khí thở.

Chỉ định đo nồng độ cồn trong máu được sử dụng đối với các tình huống liên quan pháp lý hoặc điều trị y khoa, có tính chính xác cao hơn nhưng cần thực hiện ở cơ sở y tế. Đối tượng áp dụng là nạn nhân tai nạn giao thông, người nghi ngờ ngộ độc rượu với các biểu hiện như không giữ được thăng bằng, phản xạ chậm, buồn nôn hoặc nôn ói nhiều, nói lắp… 

Máu của bệnh nhân được đưa tới phòng thí nghiệm, chạy trên máy sinh hóa tự động, cho kết quả sau 45 phút. Từ đó, bác sĩ nhận định nguyên nhân dẫn tới triệu chứng để đưa ra biện pháp điều trị. 

2. Nguyên nhân hơi thở có mùi cồn dù không uống rượu bia?

  • Ăn trái cây nhiều đường quá chín, uống nước quả lên men
    0%
  • Ăn thực phẩm sử dụng rượu để chế biến (tôm hấp bia, tiramisu)
    0%
  • Dùng một số loại thuốc, vitamin, nước súc miệng
    0%
  • Cả ba lựa chọn trên
    0%
Chính xác

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho hay, ngoài việc uống rượu bia, tiêu thụ một số loại đồ ăn và thức uống khác có thể khiến hơi thở của bạn có mùi cồn.

Một số món ăn và thức uống có thể chứa lượng nhỏ rượu sau khi đã nấu chín hoặc nước cạn. Thịt hấp bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, phải nấu kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.

Ngoài ra, các món ăn được chế biến bằng rượu như tiramisu, bánh rum có thể gây nồng độ cồn trong hơi thở. Các nước trái cây lên men như kombucha chứa một lượng nhỏ cồn do quá trình lên men tự nhiên.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong những sản phẩm này thường thấp và không gây ra ảnh hưởng lớn đối với nồng độ cồn trong hơi thở, trừ khi bạn ăn lượng lớn trong một thời gian ngắn. 

3. Ăn trái cây chín đã lên men có thổi lên nồng độ cồn không?

  • 0%
  • Không
    0%
Chính xác

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đồng Quang Tráng, Trưởng đơn vị Tiêu hóa, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM), cho hay, một số loại trái cây chứa nhiều đường chín quá hay để lâu có thể lên men và chứa một lượng cồn nhỏ. Tuy nhiên, cơ thể chuyển hóa lượng cồn này rất nhanh, khi kiểm tra hơi thở bằng máy không ghi nhận nồng độ cồn.

Bác sĩ Tráng khẳng định nhiều người giải thích việc ăn trái cây hoặc dùng đồ uống lên men lượng vừa phải khiến cảnh sát giao thông đo được hơi thở có nồng độ cồn hoàn toàn không đúng.

4. Cách xử sự khi bị thổi nồng độ cồn sau khi súc miệng?

  • Đo lại sau khi uống nước lọc và chờ 15 phút
    0%
  • Đề nghị xét nghiệm máu
    0%
Chính xác

Một số loại nước súc miệng trên thị trường chứa cồn, giúp chống lại vi khuẩn. Theo Laguna Treatment, nước súc miệng có thể có nồng độ cồn từ 14 đến 26,9%, trong khi bia thường là 3-7%, rượu vang khoảng 12-15%. 

Khi bạn sử dụng nước súc miệng, một lượng nhỏ có thể còn sót lại ở răng và dưới lưỡi. Một số loại xịt hơi thở, chocolate nhất định cũng chứa cồn. Tuy nhiên, dấu vết cồn mà nước súc miệng để lại trong hơi thở có xu hướng biến mất trong vòng 10-15 phút, đặc biệt khi bạn uống thêm nước lọc. 

Tài xế có quyền yêu cầu cảnh sát thực hiện bài kiểm tra hơi thở khác sau một khoảng thời gian ngắn. Bạn sẽ không bị phạt nếu vượt qua bài kiểm tra thứ hai trong vòng 30 phút. 

5. Giảm nguy cơ ngộ độc khi uống rượu bia bằng cách nào?

  • Uống nước lọc trước và sau khi uống rượu bia
    0%
  • Kết hợp với đồ uống có ga
    0%
  • Uống thêm Aspirin
    0%
Chính xác

Trước khi uống rượu, bia, nên uống nước lọc và dùng đồ ăn, đặc biệt là rau xanh nhằm giảm kích ứng dạ dày. Nên dùng thực phẩm có nhiều protein để làm chậm quá trình hấp thu rượu bia vào máu. Sau khi uống rượu bia, cần uống nhiều nước lọc để pha loãng cồn, tăng thải qua thận.

Mọi người không nên kết hợp với đồ uống có ga sẽ làm tăng khả năng hấp thu rượu bia vào trong máu. Uống rượu cùng với thuốc như Aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu, bia vào trong máu.