Những vết thương phần mềm phổ biến

Vết thương phần mềm là loại tổn thương xảy ra ở các mô mềm của cơ thể như da, cơ, dây chằng và các mô liên kết. Đây là những vết thương không liên quan đến xương hoặc các cơ quan nội tạng. Vết thương phần mềm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như va đập, cắt, xé rách, bỏng, cọ xát, chấn thương hoặc các tác động từ bên ngoài. Dưới đây là một số vết thương phần mềm phổ biến:

Vết cắt: Là vết thương có cạnh sắc nhọn, thường do dao, kính hoặc kim loại gây ra. Vết cắt có thể nông hoặc sâu, có thể gây tổn thương đến các mô bên dưới da.

Vết trầy xước: Là vết thương xảy ra khi da bị cọ xát với bề mặt thô ráp, làm bong tróc lớp da trên cùng. Vết thương thường không sâu nhưng có thể gây đau và dễ bị nhiễm trùng.

Vết bầm: Là vết thương do va đập mạnh, khiến mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ, gây ra tình trạng bầm tím. Tuy không làm rách da nhưng có thể gây đau, sưng và thay đổi màu da.

Vết thương đứt gân, dây chằng: Xảy ra khi có lực tác động mạnh làm đứt hoặc tổn thương gân, dây chằng. Có thể gây mất chức năng vận động và cần điều trị phẫu thuật.

Cách xử lý vết thương phần mềm đúng cách

Với những trường hợp vết thương có dị vật, chảy máu nhiều, tổn thương sâu, diện tích tổn thương lớn... cần đánh giá cấp độ vết thương và có thể cần gọi cấp cứu. 

Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch xịt vết thương để rửa sạch khu vực xung quanh vết thương. Tránh sử dụng cồn hoặc oxy già để rửa vì chúng có thể gây tổn thương cho mô da.

Dùng tay áp nhẹ lên vết thương để kiểm soát chảy máu. Sử dụng băng gạc hoặc khăn sạch. Nếu máu chảy mạnh, nên nén vết thương để giảm áp lực máu chảy.

Dùng băng gạc sạch và không dính để bao bọc vết thương, giữ cho khu vực vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết. 

Theo dõi tình trạng vết thương hàng ngày và thay băng gạc khi cần thiết. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau hoặc tiết mủ ở vị trí vết thương. 

Làm sao để vết thương phần mềm mau lành?

Để vết thương phần mềm mau lành và giảm nguy cơ biến chứng, quy trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Việc này không chỉ giúp giữ cho vết thương sạch sẽ mà còn đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách hiệu quả. Các biện pháp cần thiết để chăm sóc vết thương phần mềm:

Giữ gìn vết thương sạch sẽ: Làm sạch vết thương hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch phù hợp. 

Bảo vệ vết thương: Sử dụng băng gạc hoặc băng dính không dính để bao bọc vết thương, giữ cho khu vực vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập.

Chăm sóc vết thương đúng cách: Thay băng gạc hoặc băng dính đúng cách hàng ngày hoặc khi cần thiết. Theo dõi tình trạng vết thương và nếu có dấu hiệu nhiễm trùng và cần đưa đi điều trị ngay lập tức.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ chất: Protein là yếu tố cần thiết để tái tạo tế bào mới và xây dựng mô tế bào. Các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, kẽm và sắt đều quan trọng cho quá trình lành vết thương và hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, hãy nhớ cung cấp đầy đủ nước để giúp mô tế bào làm việc hiệu quả hơn.

Hạn chế sử dụng thực phẩm gây viêm: Một số thực phẩm có thể gây viêm và làm chậm quá trình lành vết thương như đường và thực phẩm chế biến công nghiệp. Vì vậy, trong quá trình vết thương đang phục hồi, người bệnh cần nên tránh ăn những thực phẩm gây hại này.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc cần sự can thiệp y tế chuyên môn, hãy tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và thực hiện đúng liệu trình điều trị.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên: để hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, đề phòng nhiễm khuẩn, phù nề, sưng đau. 

Từ xa xưa, huyết giác là thảo dược thường được sử dụng cho những trường hợp bầm tím, phù nề, chấn thương phần mềm trong sinh hoạt, tập luyện hàng ngày. Huyết giác được tán nhỏ, đem ngâm rượu; dùng xoa bóp cho vết thương bong gân, bầm tím, đau xương, chấn thương gây ra bởi tập luyện thi đấu. 

Ngày nay, các nhà khoa học đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và phát hiện ra rằng, trong huyết giác có nhiều dược chất có tác dụng sinh học cao như: chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo biểu mô,...

Để tiện sử dụng, Công ty Đông dược Phúc Hưng đã bào chế ra cao huyết giác tinh chế dưới dạng viên nén, đảm bảo hàm lượng dược chất chuẩn, hiệu quả, an toàn. Liều theo hướng dẫn sử dụng từ 3 - 5 ngày. Sản phẩm sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn sản xuất thuốc Tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP - WHO).

Long huyet PH   Vi thuoc huyet giác (1).jpg

Long Huyết P/H

Tan bầm tím - Giúp vết thương mau lành

Long huyết P/H có thành phần từ vị thuốc quý Huyết giác, từ lâu đã được biết đến như là vị thuốc quý dùng đặc trị nội ngoại thương.

Thành phần: (Cho 1 viên nang) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu).

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, trừ phong, thông huyết. 

Chỉ định:

Giảm đau, làm tan máu dưới da khi bị đánh, bị ngã; bầm tím, bong gân, giúp vết thương mau lành. 

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 viên, uống sau bữa ăn. 

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai. 

Nhà sản xuất và phân phối: 

Công ty TNH Đông dược Phúc Hưng

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân - Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 - Zalo 0916 561 338

https://longhuyetph.vn/

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Khánh Hòa (tổng hợp)