Điện thoại, linh kiện chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu trong đợt Tết Âm lịch 2021. (Ảnh: TNO) |
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong dịp Tết Tân Sửu (7 ngày từ ngày 10-16/02/2021), trên phạm vi toàn quốc có tất cả 960 doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa (tăng 363 doanh nghiệp so với dịp Tết 2020).
Hệ thống hải quan ghi nhận tổng số 10,3 nghìn tờ khai xuất nhập khẩu đã đăng ký, tăng 59% so với số tờ khai so với cùng kỳ năm 2020.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong dịp Tết Tân Sửu, nhóm hàng điện thoại, linh kiện và máy tính, sản phẩm điện tử vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, tổng trị giá xuất khẩu của 2 nhóm mặt hàng này chiếm 80% tổng trị giá xuất khẩu.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu với trị giá 332 triệu USD, chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 251 triệu USD, chiếm 34%.
Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 538 triệu USD, chiếm 57% tổng trị giá nhập khẩu. Nhóm hàng điện thoại, linh kiện điện thoại có trị giá 153 triệu USD, chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Điện thoại, linh kiện điện thoại và sản phẩm điện tử, máy tính vẫn luôn là các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2020 dù gặp nhiều thách thức, khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 51,18 tỷ USD, trong khi nhóm hàng máy tính và sản phẩm điện tử đạt 11,09 tỷ USD. Sản phẩm điện tử do Việt Nam sản xuất góp mặt tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc…
Trong tháng đầu tiên của năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt trị giá 5,8 tỷ USD, tăng 25,9% so với tháng trước đó và tăng tới 114,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất.
Cùng đó, ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4 tỷ USD, tăng 50,2% so với cùng kỳ; máy quay phim và kinh liện tăng 80,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 115,3%...
Duy Vũ
Lý do Google có khẩu hiệu: 'Đừng trở nên xấu xa'
Từng là câu nói nổi tiếng nhất của Google, nhưng từ 2018 "Don’t be evil" đã bị loại khỏi phần mở đầu bộ quy tắc ứng xử. Câu chuyện về sự ra đời của phương châm này vừa được hé lộ.