Sony, Sega, Nintendo và Atari đã dùng toàn lực của mình để phát triển ra các thiết bị console chơi game mới, nhưng hầu hết số thiết bị đó lại không được tung ra thị trường. Cùng với một số công ty điện tử chính thống như Panasonic và một loạt các công ty máy tính khác cũng hành động tương tự mặc dù các thiết bị console của họ đã được ấn định ngày phát hành chính thức, các trò chơi đã được đánh giá sơ bộ (preview), xuất hiện trên nhiều tạp chí danh tiếng và nhiều loại hình quảng cáo khác nhau…

Dù không bao giờ được chính thức đến tay người chơi, nhưng chắc chắn rằng, một trong số các thiết bị console bị lãng quên đó đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành công nghiệp game theo cách này hoặc cách khác…Có lẽ, nếu một trong số các thiết bị đó được phát hành thì rất có thể máy console đó vẫn còn đủ sức hút để trụ lại các cửa hàng game tới thời điểm hiện tại.

Mời độc giả cùng GameSao điểm qua danh sách những thiết bị console chơi game đã bị lãng quên từ rất lâu:

 

5. Nintendo SNES-CD/Sony Play Station:

Phải khẳng định rằng, tuy SNES-CD của hãng Nintendo không bao giờ được phát hành, nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử của ngành công nghiệp sản xuất game. Thời điểm đó, SNES-CD có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong việc cho ra đời máy chơi game đĩa quang học là:  Sega, NEC… NEC là người đi tiên phong            đưa đĩa quang học (CD) ra thị trường trước các đối thủ của mình vài tháng, sau đó là Sega. Nhưng rõ ràng, đĩa CD không hề thích hợp trong thời điểm đó với hệ thống thư viện trò chơi hạn hẹp, thời gian tải (load) rất chậm,…

Nintendo ban đầu hợp tác với hãng Sony để phát triển hệ thống add-on của họ phục vụ cho kế hoạch đưa SNES-CD tới đỉnh cao. Nhưng những bất đồng trong các điều khoản hợp tác và làm ăn khiến cho 2 ông lớn này không còn quá “mặn mà” trong việc kết hợp với nhau nữa…Vì thế, Sony đã tự mình phát hành một thiết bị console độc lập tương thích với các hệ máy SNES và SNES-CD được gọi là PlayStation (trở thành huyền thoại và vẫn tiếp tục gặt hái thành công cho tới hiện nay) vào năm 1991. Ngay ngày hôm sau, Nintendo tuyên bố bắt tay với Philips, nhưng cuộc hợp tác này đã không đi đến đâu. Rồi từ đó, Nintendo không “đụng” tới các hệ máy tương thích với đĩa CD và mãi tới sau này, khi phát hành Gamescube, họ mới sử dụng một loại đĩa khác, đó là mini-DVDs.

 

4. Sega Neptune:

Có vẻ như rất lạ lùng khi nói rằng, Sega là một trong những hãng sản xuất phần cứng tốt nhất ở thời điểm hơn 20 năm về trước. Với Genesis/ Mega Drive, Sega đã thực sự trở thành “bá chủ” của thị trường game với sự thành công của thiết bị này đem lại cho hãng. Nhưng đáng tiếc rằng, Sega lại có một bước đi sai lầm khi quyết định nâng cấp chiếc máy chơi game này từ hệ 16-bit lên thành 32-bit.

Sega quyết định tung ra Sega Neptune được coi là một phiên bản nâng cấp của hệ máy huyền thoại Genesis/ Mega Drive. Sega Neptune tương thích với tất cả các đĩa CD chạy game hệ 32 bit giúp nâng tầm trải nghiệm của người chơi. Mặc dù vậy, mức giá quá cao (200 USD) cùng với việc người chơi không sẵn sàng thay đổi máy chơi game khi mà Genesis/ Mega Drive vẫn dùng tốt và đặc biệt việc tranh cãi về chiến lược phát triển giữa trụ sở Mỹ và công ty “mẹ” ở Nhật Bản của hãng khiến cho Sega Neptune nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Sau đó, Sega đã bắt tay với một công ty chuyên sản xuất phần cứng là Dreamcast, và đó cũng là một bước đi chính xác giúp hãng tìm lại phần nào tên tuổi của mình sau thất bại ê chề với thiết bị Sega Neptune trong quá khứ.

 

3. Panasonic M2:

Công ty 3DO đi tiên phong trong việc sản xuất nền tảng 32-bit đầu tiên tương tác với các game 3DO Interactive Multiplayer (chơi đôi có tính tương tác cao) được khởi động vào năm 1993. Mô hình của công ty 3DO khác với hầu hết các hãng sản xuất hệ máy console khác ở chỗ họ xây dựng một nền tảng, rồi các công ty khác trả phí cho họ để làm ra những game chạy trên thiết bị đó rồi bán cho người chơi.

Game 3DO về cơ bản là các trò chơi có định dạng VHS của JVC tương thích với thiết bị VCRs và được nén vào Compact Disc Digital Audio (được phát triển bởi Sony và Philips). Panasonic là người đi tiên phong trong việc phát triển game 3DO, rồi tiếp theo đó là những Goldstar, Sanyo, và thậm chí cả AT & T…

Công ty 3DO không muốn đứng ngoài cuộc chơi đầy hấp dẫn này, và họ đã tạo ra chiếc máy M2 rồi sau đó bán cho hãng Panasonic với giá 100 triệu USD, nhưng thực sự Panasonic đã mua phải một món hàng “hớ” đúng nghĩa. M2 thể hiện chất lượng đồ họa na ná giống với Nintendo 64 và Sega Dreamcast. Nó hoàn toàn khác biệt so với quảng cáo, cồng kềnh và khả năng di động kém…và nó cũng dẫn tới kết thúc không có hậu dành cho Panasonic M2.

2. Sega VR:

Oculus Rift đã nổi lên vài năm gần đây, nhưng ý tưởng về một chiếc tai nghe chơi game ảo – thế giới thực (virtual reality headset) thực chất đã xuất hiện trong vòng 2 thập kỷ trước đây. Virtual Boy của Nintendo chính là thiết bị đầu tiên làm được điều này, nó rất thích hợp với các game đối kháng, nhưng nhược điểm lớn nhất khiến nó không có chỗ đứng đó là vì giá của nó quá “chát”.

Sega rõ ràng đã tạo ra một sản phẩm tốt nhằm đem lại sự trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng thiết bị Sega VR, với tính năng hay ho như theo dõi chuyển động đầu của người chơi…nhưng đáng tiếc Sega VR lại đi theo vết xe đổ của Virtual Boy khi cũng khiến cho người dùng cảm thấy đau đầu và mệt mỏi cực độ sau khi sử dụng thiết bị của mình trong một thời gian dài liên tục.

Có lẽ, người dùng nhớ tới Sega VR với chức năng là một chiếc tai nghe nhiều hơn là một thiết bị dùng để hỗ trợ việc chơi game bới nó còn quá nhiều nhược điểm và hạn chế mà hãng Sega đã không lường trước được khi phát hành nó ra thị trường.

 

1. Atari Jaguar Duo:

Các cuộc chạy đua về công nghệ giữa các nhà sản xuất luôn nóng bỏng từ khi nó đến gần và thiết thực với cuộc sống hàng ngày của con người, nhưng có lẽ đáng nhớ nhất phải là cuộc chiến vào khoảng thập niên 90 của thể kỷ trước. Quan niệm của người dùng khi đó là: thiết bị X sẽ tốt hơn thiết bị Y bởi vì nó có nhiều bit hơn, mặc dù người chơi cũng chẳng hiểu ý nghĩa thực sự  của nó lắm. Lập luận khó hiểu này ngay lập tức có tác động tới hãng Nintendo, và họ tức tốc cho ra đời Virtual Boy 32-bit, một thiết bị tồi của hãng và rõ ràng là nó kém hơn hẳn so với phiên bản 16-bit ở mọi khía cạnh.

Hãng Atari’s Jaguar cũng tham gia vào cuộc chạy đua vô nghĩa này khi cho ra đời thiết bị 64-bit đầu tiên dựa trên đồ họa được cải thiện về mặt chất lượng và tốc độ, nhưng bản chất nó vẫn dựa trên những gì mà nền tảng 32-bit đã có. Không có gì bất ngờ khi nó chính xác là một thảm họa với một hệ thống thư viện dành cho người chơi và sự hỗ trợ của bên thứ ba vô cùng nghèo nàn. Và như một lẽ tất nhiên, khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với họ (trừ Nintendo với cú “flop” Virtual Boy) quá thành công với các thiết bị chạy đĩa quang CD khiến thiết bị Atari Jaguar Duo của Atari’s Jaguar nhanh chóng mất hút khi mà chỉ mới phát hành được 11 game đi kèm với máy.

 

Tiến Linh (Theo WC)