Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học British Columbia (Canada), Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Helmholtz (Đức) lần đầu tiên điều tra tác động của cuộc cách mạng số đối với các khu vực nông thôn và nghèo đói trên toàn cầu. Họ phát hiện ra rằng, tỷ lệ người dùng Internet và mạng di động ở một số khu vực rất thấp.

Với sự phổ biến của mạng 5G, khoảng cách số giữa người nghèo và người giầu trên toàn cầu có thể mở rộng hơn nữa. Zia Mehrabi của Đại học British Columbia, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết có một giả định rằng những công nghệ mới này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, nhưng kết quả không phải như vậy.

{keywords}

Số hóa là xu hướng chung

"Chuyển đổi số đang thay đổi cơ bản tất cả khía cạnh của xã hội và kinh tế toàn cầu. Số hóa không chỉ là một công cụ giải quyết những thách thức của phát triển bền vững mà còn là cơ sở để thúc đẩy sự thay đổi mang tính đột phá ở nhiều cấp độ", Nebojsa Nakicenovic, Giám đốc điều hành của Dự án Nghiên cứu Thế giới 2050 (TWI2050) nói.

Thực tế, số hóa đã lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Việc sử dụng những phương pháp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo sẽ thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp điều trị chính xác trong y học, lái xe tự động, cuộc sống thông minh, ngân hàng thông minh, thành phố thông minh và Internet vạn vật, làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cũng giống như mặt khác của đồng tiền, sự phân chia kỹ thuật số tiếp theo làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Vào tháng 9, ITU đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu cho biết vào năm 2030, sẽ cần một khoản đầu tư khoảng 428 tỷ USD để cho phép 3 tỷ người trên 10 tuổi sử dụng Internet băng thông rộng.

Thống kê cho thấy hơn 12% dân số toàn cầu không có Internet sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh, phần lớn nằm ở Châu Phi và Nam Á. Có lẽ, thời đại số đã mang lại hy vọng không giới hạn cho 500 triệu nông dân nghèo trên thế giới. Một chiếc smartphone được trang bị ứng dụng phù hợp có thể cho họ biết khi nào trời mưa, cách xác định và loại bỏ sâu bệnh, thậm chí giúp họ mặc cả mua bán. Nếu không, hàng triệu nông dân sẽ bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Góc không thể tiếp cận

Mehrabi và các cộng sự tin rằng có những lý do khác nhau dẫn đến sự phân chia số tại các khu vực khác nhau, có thể do thiếu thiết bị hoặc vùng phủ sóng lỗi thời. Ví dụ, ở Mexico, nền kinh tế lớn thứ hai ở Mỹ Latinh, hầu như tất cả mọi người đều có điện thoại di động, nhưng chỉ 25% nông dân có quyền truy cập Internet. Ở nhiều vùng của châu Phi cận Sahara có tiềm năng trở thành vựa lúa toàn cầu, chưa đến 40% nông dân có quyền truy cập Internet.

Và không giống như việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động ở châu Á và châu Mỹ Latinh, chưa đến 70% nông dân ở châu Phi cận Sahara có thiết bị cầm tay. Chỉ 9% người dùng có thể truy cập mạng 4G để chạy ứng dụng phức tạp hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa quy mô trang trại và dịch vụ mạng di động. Trên toàn cầu, 24% đến 37% trang trại có diện tích dưới 1 ha có thể truy cập mạng 3G hoặc 4G. Đối với các trang trại có diện tích hơn 200 ha, tính khả dụng của mạng lưới cao tới 80%.

Nghiên cứu tập trung vào những lỗ hổng trong phạm vi phủ sóng điện thoại di động mà nông dân cần nhất. Số liệu cho thấy ở những vùng thiếu đạm, năng suất cây trồng thấp do không được quản lý phân bón hợp lý, nhưng mức độ sẵn có của mạng 3G/4G tương ứng là 60% và 22%. Ở những khu vực dựa vào lượng mưa để duy trì sản xuất cây trồng, độ bao phủ của hai mạng lưới này lần lượt là 71% và 54%.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những khoảng cách bao phủ này là trở ngại cho sự phát triển của dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, khí hậu và dịch vụ tài chính đòi hỏi Internet di động. Ví dụ, năm 2018, bệnh sốt rét khiến hơn 400.000 ca tử vong, nhưng khả năng truy cập mạng 3G/ 4G của bệnh nhân sốt rét trên toàn thế giới chỉ là 37% và 7%.

Mehrabi cho biết: “Mạng lưới phủ sóng không đầy đủ đối với các nhóm dân số có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và ảnh hưởng đến sức khỏe của các bệnh mới nổi, bao gồm cả bệnh viêm phổi mạch vành. Ngày nay, việc thiếu vùng phủ sóng là vấn đề nan giải hơn bao giờ hết”.

Thu hẹp khoảng cách

Các nhà nghiên cứu kêu gọi các chính phủ, công ty và cơ quan phát triển thực hiện những khoản đầu tư và can thiệp cần thiết để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Họ kêu gọi hành động ngay lập tức đối với các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc để đạt được quyền truy cập Internet phổ cập cho các nước kém phát triển nhất vào năm 2020.

Theo các nhà nghiên cứu, nên đầu tư vào đổi mới cơ sở hạ tầng "dặm cuối cùng", chẳng hạn như năng lượng tái tạo, trạm gốc di động chi phí thấp và công nghệ vi sóng có thể mở rộng. Đồng thời, tăng khả năng thanh toán qua điện thoại di động và phổ cập dữ liệu truy cập. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở một số quốc gia châu Phi, kế hoạch cơ bản 1GB dữ liệu mỗi tháng vượt quá thu nhập hàng năm của 10% dân số nghèo nhất.

Ngoài ra, cần tăng kinh phí nghiên cứu liên quan và các nghiên cứu cơ bản phải được cập nhật thường xuyên để theo dõi tiến độ, thiết lập chỉ số liên quan đến nâng cao năng lực, kỹ năng, hiểu biết số và sự phù hợp với văn hóa dịch vụ, đặc biệt là chỉ số về tuổi và giới.

Mehrabi cho biết: "5G sắp đi vào hoạt động ở nhiều khu vực. Nếu vấn đề truy cập không thể được giải quyết bằng công nghệ cấp thấp, điều này chỉ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và gây ra bất bình đẳng lớn hơn. Chúng ta càng trì hoãn lâu, vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn".

Điệp Lưu

5G có thể thúc đẩy sự đổi mới trong thị trường nhà thông minh?

5G có thể thúc đẩy sự đổi mới trong thị trường nhà thông minh?

Hạ tầng 5G và các công nghệ liên quan sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho người dùng sau khi được thương mại hóa rộng rãi, bao gồm ứng dụng cho nhà thông minh.