Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 24/2023/TT-BCA (Thông tư 24) quy định về cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới. Trong đó, có nêu các trường hợp các cá nhân, tổ chức được đăng ký xe tạm thời trong một số trường hợp.

Cụ thể, tại Điều 19 Thông tư 24 có nêu 6 trường hợp được đăng ký xe tạm thời như sau:

1. Xe xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp, lưu hành từ nhà máy đến kho cảng hoặc từ kho cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác.

2. Xe ô tô làm thủ tục thu hồi để tái xuất về nước hoặc chuyển quyền sở hữu.

3. Xe ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế (xe không tham gia giao thông đường bộ).

4. Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép, kể cả xe ô tô có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham gia dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch; trừ trường hợp xe không phải cấp biển số tạm thời theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Xe tạm nhập, tái xuất hoặc xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng.

6. Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước tổ chức.

Xe ô tô gắn biển số tạm được các cơ quan chức năng cấp khi hoạt động trên đường. (Ảnh minh hoạ)

So với quy định hiện hành tại Điều 12 Thông tư 58/2020/TT-BCA, các xe phải đăng ký tạm thời theo Thông tư 24 đã được nêu cụ thể và chặt chẽ hơn, đồng thời mở rộng đối với cả các loại xe ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế (xe không tham gia giao thông đường bộ).

Quy định hiện hành

(Điều 12 Thông tư 58/2020/TT-BCA)

Áp dụng từ 15/8/2023

(Điều 19 Thông tư 24/2023/TT-BCA)

Có 5 trường hợp được đăng ký xe tạm thời như sau:

1. Xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông;

2. Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép vào Việt Nam du lịch, phục vụ hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao;

3. Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức;

4. Xe ô tô làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe để tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam

5. Xe có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng.

Có 6 trường hợp được đăng ký xe tạm thời như sau:

1. Xe xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp, lưu hành từ nhà máy đến kho cảng hoặc từ kho cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác.

2. Xe ô tô làm thủ tục thu hồi để tái xuất về nước hoặc chuyển quyền sở hữu.

3. Xe ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế (xe không tham gia giao thông đường bộ).

4. Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép, kể cả xe ô tô có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham gia dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch; trừ trường hợp xe không phải cấp biển số tạm thời theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Xe tạm nhập, tái xuất hoặc xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng.

6. Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước tổ chức.


Theo Điều 22 Thông tư 24, thời hạn có giá trị của chứng nhận đăng ký xe tạm thời được quy định như sau:

- Trường hợp quy định tại trường hợp 1, 2 trong Điều 19 Thông tư 24: Chứng nhận đăng ký xe tạm thời có giá trị sử dụng 15 ngày; được gia hạn một lần tối đa không quá 15 ngày. Khi thực hiện gia hạn, chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe tạm thời trên cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.

- Đối với trường hợp quy định tại trường 3, 4, 5, 6: Chứng nhận đăng ký xe tạm thời được ghi theo thời hạn mà cơ quan thẩm quyền cho phép để phục vụ các hoạt động đó.

Một lưu ý với các chủ xe là xe đăng ký tạm thời được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong chứng nhận đăng ký xe tạm thời.

Trường hợp chưa đăng ký tạm thời mà tham gia giao thông trên đường, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. 

Theo đó, hành vi điều khiển ô tô không gắn biển số ra đường trái quy định bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng, đồng thời tước GPLX 1-3 tháng.

Còn trường hợp xe ô tô có biển số nhưng không có giấy đăng ký xe, lái xe cũng bị phạt với mức tiền tương đương, nhưng có thể bị tịch thu phương tiện.

Tương tự đối với xe máy, người điều khiển có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn - 1 triệu đồng với hành vi điều khiển xe không gắn biển số. Với xe không có giấy đăng ký, người điều khiển xe cũng bị phạt mức tiền tương đương, nhưng có thể bị tịch thu phương tiện.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!