1. 10/3 âm lịch chính thức trở thành ngày Giỗ tổ Hùng Vương dưới triều đại nào?
-
Nhà Trần
0%
- Nhà Lê
0%- Nhà Tây Sơn
0%- Nhà Nguyễn
0%Chính xácTừ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần đến nhà Hậu Lê, các vua và nhân dân địa phương đều tổ chức lễ bái các vị vua Hùng. Đến năm 1917, dưới triều vua Khải Định, nhà Nguyễn, một vị quan đã đề xuất chọn ngày 10/3 âm lịch hằng năm là ngày Giỗ tổ Hùng Vương và được vua thông qua.
2. Vị quan nào đã đề xuất chọn 10/3 âm lịch là ngày Giỗ tổ Hùng Vương?
-
Nguyễn Hữu Độ
0%
- Nguyễn Trọng Hợp
0%- Nguyễn Thân
0%- Lê Trung Ngọc
0%Chính xácTheo bia Hùng Vương từ khảo, Hữu tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn: “Năm Khải Định thứ hai (1917 dương lịch), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã xin Bộ Lễ lấy ngày 10/3 âm lịch làm ngày Quốc tế”.
Ngày “Quốc tế” tức ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ đó được ấn định vào 10/3 âm lịch hàng năm.
3. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của nước ta là ai?
-
Hùng Vương
0%
- Lạc Long Quân
0%- An Dương Vương
0%- Kinh Dương Vương
0%Chính xácTheo Đại Việt sử lược, triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18.
Vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương, tên huý là Lộc Tục, vua nước Xích Quỷ, cai quản vào khoảng năm 2879 TCN.
Kinh Dương Vương sau đó truyền ngôi cho con trai là Lạc Long Quân.
4. Người lao động chính thức được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương kể từ năm nào?
-
1987
0%
- 1997
0%- 2007
0%- 2017
0%Chính xácLuật Sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động quy định người lao động được nghỉ thêm một ngày lễ, đó là ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Luật này được Chủ tịch nước công bố ngày 11/4/2007. Người lao động tại Việt Nam chính thức được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương vào 26/4/2007.
Toàn bộ người lao động đều được hưởng nguyên lương vào ngày nghỉ lễ này.
5. UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể từ năm nào?
-
1992
0%
- 2000
0%- 2005
0%- 2012
0%Chính xácNgày 6/12/2012, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Theo UNESCO, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc và giúp gắn kết cộng đồng.
- 2000
- 1997
- Lạc Long Quân
- Nguyễn Trọng Hợp
- Nhà Lê