1. Ai giữ chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lâu nhất nước ta?

  • Đặng Thai Mai
    0%
  • Nguyễn Văn Huyên
    0%
  • Tạ Quang Bửu
    0%
  • Trần Hồng Quân
    0%
Chính xác

Với gần 29 năm tại nhiệm, GS.TS Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là vị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giữ chức lâu nhất từ trước đến nay. Ông là một giáo sư, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

18 tuổi, Nguyễn Văn Huyên được gia đình cho sang Pháp du học. Ông học tú tài toàn phần, cử nhân Văn khoa, cử nhân Luật. Trong thời gian nghiên cứu tiến sĩ ở Pháp, ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris.

Về nước năm 1935, ông không làm quan mà dạy học tại Trường Bưởi. Năm 1936, ông kết hôn với bà Vi Kim Ngọc, con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định.

GS.TS Nguyễn Văn Huyên được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Bộ trưởng Giáo dục. Ban đầu, ông từ chối với lý do “thiếu kinh nghiệm”, nhưng trước sự tín nhiệm và lời khuyên của Bác: “Chú phải chia bớt chữ cho nhân dân”, ông nhận nhiệm vụ kéo dài suốt từ 3/11/1946 cho đến khi qua đời năm 1975.

2. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đầu tiên của nước ta là ai?

  • Đặng Thai Mai
    0%
  • Phạm Minh Hạc
    0%
  • Vũ Đình Hòe
    0%
  • Nguyễn Đình Tứ
    0%
Chính xác

Ông Vũ Đình Hòe (1912-2011) là luật sư, nhà báo và là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ GD-ĐT) đầu tiên của nước ta. Ông có nguyên quán ở Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của tiến sĩ Vũ Tông Phan.

Tốt nghiệp khoa Luật của Đại học Đông Dương, ông chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long, sau đó tham gia nhóm trí thức cấp tiến thành lập tờ Thanh Nghị, một trong những tờ báo nổi tiếng thời ấy. 

Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục từ tháng 8/1945 đến tháng 3/1946 rồi làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm sau đó.

Trên cương vị Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, ông đã tiếp ký sắc lệnh về việc thành lập Ban Đại học Văn khoa – tiền thân trực tiếp của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

3. Nữ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đầu tiên của nước ta là ai?

  • Đào Hồng Lan
    0%
  • Lê Xuân Hồng
    0%
  • Phạm Thị Thanh Trà
    0%
  • Nguyễn Thị Bình
    0%
Chính xác

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà được biết tới là cháu ngoại nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Bà giữ chức Bộ trưởng Giáo dục từ năm 1976-1987 và cũng là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1992-2002.

Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau”.

4. Trước khi làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bà giữ chức vụ gì?

  • Bộ trưởng Bộ Y tế
    0%
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
    0%
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ
    0%
  • Bộ trưởng Bộ Công thương
    0%
Chính xác

Năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà Nguyễn Thị Bình được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. 

Trong suốt thời gian 1968-1973, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên ở Paris, được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu Madame Bình. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định. Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam cũng ghi nhận bà Nguyễn Thị Bình là nữ Bộ trưởng đầu tiên.

5. Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp là ai?

  • Trần Hồng Quân
    0%
  • Tạ Quang Bửu
    0%
  • Nguyễn Minh Hiển
    0%
  • Nguyễn Thiện Nhân
    0%
Chính xác

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1947-1948), Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (1956-1961). Từ năm 1965-1976, ông là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Ông được đánh giá đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam.