1. Ai là trường hợp hiếm có được đặt tên đường khi còn sống?
-
Đào Hinh
0%
- Hoàng Văn Thái
0%- La Văn Cầu
0%- Vũ Đình Tụng
0%Chính xácĐại tá La Văn Cầu là người từng được UBND TP.Hà Nội đề nghị lấy tên để đặt cho một con đường hoặc một ngôi trường ở Thủ đô. Tuy nhiên, ông đã từ chối vì cho rằng mình chưa xứng đáng và nên dành danh dự này cho những người đã khuất.
Tuy nhiên, sau đó không lâu, tên của ông vẫn được đặt cho một con đường ở Hà Nội theo sự quyết định của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Không chỉ ở Hà Nội, tên của ông còn được đặt cho một số đường phố ở Vũng Tàu, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Khánh Hòa…
2. Trong kháng chiến, ông có hành động dũng cảm nào?
-
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
0%
- Lấy thân mình làm giá súng
0%- Lấy thân mình chèn pháo
0%- Chặt đứt cánh tay bị thương để tiến lên đánh địch
0%Chính xácAnh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671 và lập được nhiều thành tích trong chiến đấu. Trong trận Đông Khê thuộc chiến dịch biên giới năm 1950, ông cùng đồng đội nhận nhiệm vụ phá hàng rào và lô cốt, mở đường cho quân ta tiến lên tiêu diệt quân địch.
Trong lúc làm nhiệm vụ, cánh tay phải và một bên má của ông đã trúng đạn. Thấy cánh tay lủng lẳng, ông quyết định nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong tiêu diệt địch.
Chiến công của chiến sĩ trẻ La Văn Cầu khi ấy trở thành một tấm gương sáng. Năm 1952, ông được vinh dự là một trong 7 chiến sĩ đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Ai là người đặt lại tên đường ở Hà Nội sang tên thuần Việt?
-
Tạ Quang Bửu
0%
- Trần Văn Lai
0%- Trần Đại Nghĩa
0%- Trịnh Văn Bô
0%Chính xácNăm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, bác sĩ Trần Văn Lai (1894-1975) nhậm chức Đốc lý Hà Nội. Dù nhiệm kỳ của vị bác sĩ kéo dài chưa đầy 1 tháng, nhưng ông đã có đóng góp quan trọng cho thành phố, trong đó có việc đổi tên những tuyến phố tại Hà Nội. Nhiều tên đường phố mà ông đặt vẫn được dùng tới ngày nay.
Trước đó, đường phố Hà Nội được thực dân Pháp đặt tên Pháp hoặc những người Việt thuộc bộ máy chính quyền Pháp. Bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi lại toàn bộ, ví dụ Đại lộ Boulevard Carnot được thay bằng phố Phan Đình Phùng, Boulevard Gambetta đổi thành phố Trần Hưng Đạo, F.Ganier đổi thành phố Đinh Tiên Hoàng…
4. Đường nào sau đây tại TP.HCM được đặt tên đúng?
-
Ngô Thời Nhiệm
0%
- Tôn Đản
0%- Nguyễn Siêu
0%- Trần Văn Đang
0%Chính xácTheo nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM – Khảo sát thực trạng đến năm 2020”, qua rà soát có 38 tên đường tại TP.HCM bị đặt sai. Một số tên đường bị đặt sai gồm: Trần Khắc Chân (tên đúng Trần Khát Chân), Trương Đình Hợi (tên đúng Trương Đình Hội), Nguyễn Siêu (tên đúng Nguyễn Văn Siêu), Tôn Đản (tên đúng Tông Đản), Lương Nhữ Học (tên đúng Lương Như Hộc), Ngô Thời Nhiệm (tên đúng Ngô Thì Nhậm),…
Đường Trần Văn Đang được đặt tên đúng theo tên liệt sĩ, anh hùng Trần Văn Đang (1942-1965).
5. Tên chính xác của đường Trương Quốc Dung (quận Phú Nhuận) là gì?
-
Trương Quốc Dũng
0%
- Trương Quốc Dụng
0%- Trương Văn Dung
0%- Trương Văn Dụng
0%Chính xácTrương Quốc Dụng (1797-1864) quê ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà văn và là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn.
Thuở nhỏ, Trương Quốc Dụng nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, ham mê sách vở và có tài văn chương. Dưới triều Minh Mạng năm 1821, ông thi đỗ Tú tài. Năm 1825, ông thi đỗ cử nhân và đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1829).
Tên ông được đặt cho một con đường ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), tuy nhiên bị ghi sai thành Trương Quốc Dung. Ngoài ra, tên ông cũng được dùng để đặt tên một số con đường tại Đà Nẵng và Hà Tĩnh.
- Trương Quốc Dụng
- Tôn Đản
- Trần Văn Lai
- Lấy thân mình làm giá súng
- Hoàng Văn Thái