1. Thành phố duy nhất nào tại Việt Nam có tên phường đặt theo số La Mã?
-
Cần Thơ
0%
- Vị Thanh
0%- Long Xuyên
0%- Bạc Liêu
0%Chính xácThành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, hiện là địa phương duy nhất có các phường đặt tên theo chữ số La Mã, gồm phường: I, III, IV, V, VII. Thành phố nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, cách trung tâm TP.HCM khoảng 240km.
Vị Thanh có vai trò như trung tâm tiểu vùng phía Tây sông Hậu, là đầu mối quan trọng trong giao thương giữa TP Cần Thơ (Kiên Giang), Bạc Liêu và Sóc Trăng. Ngoài ra, thành phố này còn sở hữu hệ thống giao thông đường thủy giúp gắn kết các vùng với bán đảo Cà Mau.
Do đó, Vị Thanh được kỳ vọng sẽ trở thành động lực giúp tỉnh Hậu Giang phát triển, đẩy mạnh đô thị hóa, hiện đại hóa.
2. Tỉnh Hậu Giang nổi tiếng với chợ nổi nào?
-
Chợ nổi Cái Răng
0%
- Chợ nổi Cái Bè
0%- Chợ nổi Ngã Bảy
0%- Chợ nổi Phong Điền
0%Chính xácChợ nổi Ngã Bảy tại tỉnh Hậu Giang được hình thành từ năm 1915, trước còn có tên gọi là chợ Phụng Hiệp, do thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp. Chợ nằm trên điểm giao nhau của 7 tuyến sông gồm Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong.
Đây từng là một trong những địa điểm giao thương nhộn nhịp nhất miền Tây Nam Bộ, với đa dạng hàng hóa từ nông sản tới đồ thủ công mỹ nghệ. Sau nhiều lần chuyển địa điểm để làm thông thoáng giao thông đường thủy và hạn chế ô nhiễm môi trường, khu vực chợ nổi Ngã Bảy đang được chính quyền Hậu Giang tái đầu tư, nhằm phát triển thành trung tâm thương mại – du lịch quan trọng thứ hai của tỉnh, sau thành phố Vị Thanh.
3. Xã nào thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, được mệnh danh là “vương quốc trầu lá”?
-
Vị Bình
0%
- Vị Thủy
0%- Vị Trung
0%- Vĩnh Tường
0%Chính xácXã Vị Thủy, huyện Vị Thủy nổi tiếng với nghề trồng trầu. Làng trầu Vị Thủy tồn tại hơn nửa thế kỷ, diện tích khoảng 30ha và có hơn 200 hộ sống nhờ cây trầu lá. Đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch khi đến với tỉnh Hậu Giang.
4. Kênh nào chảy qua thành phố Vị Thanh, được xem là “con đường lúa gạo” của miền Tây Nam Bộ?
-
Kênh Vĩnh Tế
0%
- Kênh Xáng Xà No
0%- Kênh Thoại Hà
0%- Kênh Bảo Định
0%Chính xácXáng Xà No là công trình trị thủy được hoàn thành trong giai đoạn Pháp thuộc, từ năm 1901 đến năm 1903, nhằm thay chua, rửa phèn, mang phù sa bồi đắp cho các tỉnh miền Tây.
Dòng kênh cũng là một trong những tuyến đường vận chuyển lúa gạo lớn nhất miền, dài gần 40km từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ, đến sông Cái Tư, trước khi đổ ra biển ở Kiên Giang. Kênh Xáng Xà No rộng 60m, sâu từ 2,5 – 9m, có đoạn chảy qua trung tâm thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
5. Địa phương nào sau đây từng thuộc tỉnh Hậu Giang?
-
Cần Thơ
0%
- Bạc Liêu
0%- Kiên Giang
0%- An Giang
0%Chính xácKhi mới thành lập năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 12 huyện. Đến 1991, tỉnh Hậu Giang được chia lại thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
Cuối năm 2003, Quốc hội thông qua nghị quyết, tỉnh Cần Thơ tách ra làm tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sau nhiều lần thay đổi, hiện tỉnh Hậu Giang có hai thành phố gồm Vị Thanh và Ngã Bảy, một thị xã và năm huyện.
- Bạc Liêu
- Kênh Xáng Xà No
- Vị Thủy
- Chợ nổi Cái Bè
- Vị Thanh