1. Ai là vị vua đầu tiên của nước ta xưng đế?

  • Lý Công Uẩn
    0%
  • Đinh Tiên Hoàng
    0%
  • Lý Nam Đế
    0%
  • Quang Trung
    0%
Chính xác

Lý Nam Đế tên húy là Lý Bí hay Lý Bôn. Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm 544, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu. Ông trở thành hoàng đế đầu tiên của nước ta bởi đã lập một triều đình riêng, khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. “Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương”, sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.

2. Ông đánh thắng giặc nào để xây dựng nên nhà nước tập quyền?

  • Ngô
    0%
  • Lương
    0%
  • Tống
    0%
  • Nguyên
    0%
Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Nam Đế là con của một hào trưởng nhưng sớm mồ côi cha mẹ nên được một thiền sư đưa về chùa nuôi dạy. Lý Bí vì thế trở thành người học rộng, hiểu sâu, thiên tư lỗi lạc, có tài văn võ. Ông làm quan dưới thời nhà Lương (triều đình phương Bắc), nhưng bất bình với sự cai trị tàn ác nên bỏ mũ áo, mưu việc dấy binh.

Năm 542, nhà Lương cho quân sang xâm chiếm, Lý Bí lãnh đạo quân tướng đánh đuổi khiến chúng “10 phần chết đến 6-7 phần, quân tan rã mà về”. Bên cạnh nhà Lương, vua Lâm Ấp (tiền thân của nhà nước Chămpa) cũng đưa quân xâm lấn lãnh thổ, bị quân tướng của Lý Nam Đế đánh tan. Nhờ chiến thắng này, toàn bộ đất Giao Châu đều thuộc quyền kiểm soát của nhà tiền Lý.

3. Quốc hiệu của nhà nước dưới thời vị vua này là gì?

  • Đại Việt
    0%
  • Đại Cồ Việt
    0%
  • Vạn Xuân
    0%
  • Đại Ngu
    0%
Chính xác

Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong thời kỳ độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi chính quyền phương Bắc. Nhà nước Vạn Xuân tồn tại trong 58 năm, từ năm 544 đến năm 602, dưới sự trị vì của 3 vị vua.

4. Tên nước phản ánh khát vọng gì của vị vua này?

  • Thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc của người Việt
    0%
  • Thể hiện niềm tự hào dân tộc
    0%
  • Mong ước về một đất nước hùng cường, trường tồn
    0%
  • Khát vọng xây dựng nước Việt hùng mạnh
    0%
Chính xác

Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân nhằm thể hiện sự trường tồn, bất diệt cùng với thời gian. Ông mong muốn sẽ xây dựng một đất nước hùng mạnh, xã tắc thanh bình, dân tộc độc lập, thịnh vượng và trường tồn đến muôn đời sau.

5. Danh tướng nổi tiếng nào phò tá Lý Nam Đế dựng nước, sau này cũng làm vua?

  • Phạm Tu
    0%
  • Triệu Việt Vương
    0%
  • Phạm Đình Hổ
    0%
  • Lưu Kỷ
    0%
Chính xác

Triệu Việt Vương (tức Triệu Quang Phục) là người giỏi võ nghệ, từ sớm cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Trong cuộc chiến với quân Lương xâm lược (năm 545-550), ông cầm binh mưu trí chống trả và đánh đuổi được giặc, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân.

Năm 548, sau khi Lý Nam Đế mất, tướng sĩ tôn ông lên thay Lý Nam Đế, nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua họ Triệu, tên húy là Quang Phục, là con Triệu Túc, người huyện Chu Diên, uy tráng, dũng liệt, theo Nam Đế đi đánh dẹp có công, được trao chức Tả tướng quân. Nam Đế mất, bèn xưng vương, đóng đô ở Long Biên, sau dời sang Vũ Ninh”.