1. Tên gọi tỉnh nào mang ý nghĩa ‘ánh mặt trời biển Đông’?

  • Quảng Nam
    0%
  • Bình Dương
    0%
  • Hải Phòng
    0%
  • Hải Dương
    0%
Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, xét nghĩa chữ Hán, “Hải là biển, Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương có nghĩa “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về”.

Danh xưng Hải Dương chính thức xuất hiện từ năm 1469. Khi đó, vua Lê Thánh Tông cho định bản đồ trong nước, gồm 12 thừa tuyên. Đạo thừa tuyên Nam Sách đổi thành thừa tuyên Hải Dương. Đến năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính với quy mô lớn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh của vua Minh Mạng, các trấn từ Quảng Trị trở ra phía Bắc được chia thành 18 tỉnh, trong đó có tỉnh Hải Dương.

2. Tỉnh này xưa kia thuộc xứ nào?

  • Xứ Đoài
    0%
  • Xứ Đông
    0%
  • Xứ Sơn Nam
    0%
  • Xứ Kinh Bắc
    0%
Chính xác

Xưa kia, vùng đất quanh kinh thành Thăng Long được chia làm “tứ trấn” gồm: vùng núi phía Tây được gọi là trấn Sơn Tây (hay xứ Đoài); vùng núi phía Nam được gọi là trấn Sơn Nam; vùng ven biển phía Đông được gọi là trấn Hải Đông (hay xứ Đông), vùng phía Bắc Hà Nội được gọi là trấn Kinh Bắc.

Xứ Đông gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên, Quảng Ninh. Trung tâm của xứ Đông là trấn Hải Đông xưa, nay là thành phố Hải Dương.

3. Tỉnh này từng được sáp nhập với tỉnh nào?

  • Hải Phòng
    0%
  • Hưng Yên
    0%
  • Hà Nam
    0%
  • Thái Bình
    0%
Chính xác

Hải Dương từng được sáp nhập với tỉnh Hưng Yên vào tháng 1/1968 tạo thành tỉnh Hải Hưng. Khi hợp nhất, tỉnh có 2 thị xã là Hải Dương, Hưng Yên và 20 huyện. Tỉnh lỵ được đặt tại thị xã Hải Dương. Diện tích của tỉnh Hải Hưng khoảng 2.500 km2, dân số 2,7 triệu người. Đến 11/1996, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Hải Hưng để tái lập thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như hiện nay.

4. Ngôi làng nào ở tỉnh này nhiều tiến sĩ Nho học nhất?

  • Hoạch Trạch
    0%
  • Mộ Trạch
    0%
  • Cập Nhất
    0%
  • Cập Thượng
    0%
Chính xác

Làng Mộ Trạch nổi danh trong lịch sử Việt Nam là ngôi làng khoa bảng với số lượng tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước. Với 36 người đỗ tiến sĩ, ngôi làng thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương này được mệnh danh là “lò tiến sĩ xứ Đông”. Năm 2018, tại Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận Mộ Trạch là làng có số lượng tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII.

5. Huyện nào tỉnh này có nhiều tiến sĩ Nho học nhất?

  • Kinh Môn
    0%
  • Nam Sách
    0%
  • Tứ Kỳ
    0%
  • Kim Thành
    0%
Chính xác

Nam Sách là mảnh đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng nổi tiếng của xứ Đông. Xét theo đơn vị huyện, Nam Sách không chỉ có số lượng tiến sĩ Nho học nhiều nhất tỉnh Hải Dương mà còn là huyện có số tiến sĩ nhiều nhất cả nước với hơn 100 người.

Xếp sau đó là huyện Bình Giang (Hải Dương), thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Thường Tín (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), huyện Nam Trực (Nam Định)…