Cửa hàng iTunes của Apple. (Nguồn: cultofmac.com) |
Theo tờ The Hollywood Reporter, Apple có thể phải đối mặt với một vụ kiện pháp lý ở Sacramento, Mỹ, về cách công ty này dán nhãn “mua” cho các giao dịch phim và chương trình truyền hình trên iTunes Store.
Nguyên đơn trong vụ kiện tuyên bố việc Apple sử dụng nút 'mua' cho các chương trình là "lừa dối" vì công ty có thể "chấm dứt quyền truy cập" vào nội dung đã mua theo ý muốn của mình, và "đã làm như vậy nhiều lần".
Bên nguyên đơn cáo buộc rằng nếu biết Apple có thể chấm dứt quyền truy cập vào nội dung mà khách đã bỏ tiền ra mua, có thể họ đã không thực hiện giao dịch ngay từ đầu.
Những nỗ lực của Apple nhằm bác bỏ đơn kiện đã không được sự chấp thuận từ phía tòa án. Lý lẽ của Apple là các giao dịch trên iTunes không thể tồn tại vô thời hạn. Công ty cũng cho rằng việc nguyên đơn nhận định nội dung đã mua trên iTunes có thể bị xóa mất chỉ là "suy đoán" thay vì nêu ra ví dụ cụ thể.
Được biết Amazon từng dính đến một vụ việc tương tự vào tháng 10 năm ngoái. Giống như Apple, nhà bán lẻ trực tuyến này đã bị kiện vì quảng cáo sai sự thật và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến hoạt động mua Prime Video.
Tuy nhiên Amazon lập luận rằng trong điều khoản sử dụng đã nêu rõ rằng khi tiến hành giao dịch mua bán, những gì người tiêu dùng thực sự nhận được chỉ là "giấy phép có giới hạn để xem nội dung video." Công ty nói thêm rằng đã không có vấn đề gì xảy ra nếu nguyên đơn chịu đọc kỹ trước điều khoản.
(Theo Vietnam+)
Google thắng đối thủ Oracle trong vụ kiện bản quyền về Java
Theo phán quyết của tòa án, việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java cho điện thoại di động Android của Google là "công bằng," qua đó hãng công nghệ này không phải chi trả hàng tỷ USD cho Oracle.
Apple lại bị kiện vì 'phóng đại khả năng chống nước của iPhone'
Dù quảng cáo có khả năng chống nước nhưng các thiết bị iPhone bị ướt có thể bị Apple từ chối bảo hành.