Theo hãng tin RT và Al Jazeera, Ba Lan chính thức đòi bồi thường 1.200 tỷ USD, song Đức đã thẳng thừng bác bỏ vì mọi khiếu nại tài chính liên quan tới cuộc chiến đã được giải quyết. Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan.
Ông Rau hôm qua (3/10) nói tại một cuộc họp báo như sau: "Công hàm gửi đi đã tỏ rõ lập trường của Ngoại trưởng Ba Lan rằng, các bên nên thực hiện ngay các bước để giải quyết hiệu quả và lâu dài vấn đề hậu quả của sự xâm lược và chiếm đóng của Đức Quốc xã trong thời gian 1939-1945". Quan chức này nói thêm, các biện pháp này sẽ khép lại các chương đau thương của lịch sử và giúp cải thiện quan hệ song phương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Luaksz Jasina cho biết, ông Rau sẽ nêu vấn đề trên với người đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock khi nhà ngoại giao Đức có chuyến thăm Warsaw vào hôm nay (4/10).
Seijim - Hạ viện Ba Lan, hồi tháng 9 đã bỏ phiếu nhất trí yêu cầu Đức bồi thường số tiền trên. Tuy nhiên, khi đó, Chính phủ Đức đã từ chối với lập luận Ba Lan đã từ bỏ quyền được bồi thường theo thỏa thuận năm 1953 với Đông Đức và vấn đề này đã được giải quyết dứt điểm theo Hiệp ước thống nhất nước Đức năm 1990.
Hiệp ước thống nhất đã được Đông Đức, Tây Đức, Mỹ, Liên Xô, An và Pháp ký kết. Tuy nhiên, Ba Lan lại cho rằng, việc nước này từ bỏ quyền được bồi thường vào năm 1953 là do áp lực từ Nga và nước này không được tham gia các cuộc đàm phán năm 1990.
Khoảng 6 triệu người Ba Lan, trong đó có 3 triệu người Ba Lan gốc Do Thái, đã bị sát hại trong chiến tranh.