1. Bác sĩ người Pháp nào từng sinh sống ở Việt Nam 50 năm, lựa chọn chôn cất tại Nha Trang khi qua đời?

  • Louis Pasteur
    0%
  • Alexandre Yersin
    0%
  • Jules Hoffmann
    0%
Chính xác

Alexandre Yersin (1863-1943) là bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ. Năm 1890, ông tới Nha Trang để làm việc, có nhiều nghiên cứu đột phá, đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong hệ thống đào tạo, điều trị y tế tại Việt Nam. 

50 năm sau đó, ông có các chuyến đi tới Hong Kong, Thượng Hải (Trung Quốc), Ấn Độ, Madagascar, Pháp để tìm hiểu về các dịch bệnh. Nhưng phần lớn thời gian sống và làm việc của ông là tại Việt Nam. Ông sẵn sàng khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, mời dân tới trú ngụ lúc có bão. 

Khi sức khỏe suy giảm, ông lựa chọn dành những ngày cuối đời ở Nha Trang và trút hơi thở cuối cùng vào năm 1943. Hiện, phần mộ của ông nằm ở Suối Dầu, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). 

2. Bác sĩ này có công lớn trong việc ngăn ngừa dịch bệnh gì?

  • Dịch tả
    0%
  • Đậu mùa
    0%
  • Dịch hạch
    0%
  • Bệnh phong
    0%
Chính xác

Dịch hạch là căn bệnh khủng khiếp trong lịch sử loài người, đặc biệt vào thế kỷ 14-15. Ước tính nạn dịch này đã giết chết 30-60% dân số của châu Âu (tương đương 25 - 50 triệu người) vào giai đoạn đó. 

Bác sĩ Yesin là người đồng phát hiện ra loại trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis. Một nhà vi khuẩn học khác, bác sĩ người Nhật Kitasato Shibasaburo, cũng được công nhận là người xác định được loại vi khuẩn đó. 

Năm 1894, bác sĩ Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur cử đến Hong Kong để điều tra về dịch hạch đang hoành hành tại đó. Ông đã chứng minh loại trực khuẩn gây bệnh ở loài gặm nhấm và con người có sự tương đồng, từ đó xác thực phương thức lây truyền bệnh. 

Năm 1895, ông trở lại Viện Pasteur ở Paris và cùng với một số đồng nghiệp điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Năm 1896, ông lập phòng thí nghiệm để sản xuất huyết thanh ở Nha Trang. Một năm sau, bệnh dịch tái phát ở Trung Quốc, Yersin sang hỗ trợ cứu được nhiều người thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo. 

3. Khi còn trẻ, bác sĩ từng tham gia nghiên cứu điều trị loại bệnh nào?

  • Bệnh dại
    0%
  • Bạch hầu
    0%
  • Cả hai loại bệnh trên
    0%
Chính xác

Năm 1886, Yersin vào làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà sinh học Louis Pasteur, theo lời mời của nhà miễn dịch học Emile Roux, tham gia phát triển huyết thanh chống bệnh dại. Năm 1888, ông nhận bằng tiến sĩ với luận án có tựa đề Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao thực nghiệm.

Ông gia nhập Viện Pasteur thành lập vào năm 1889. Với tư cách là cộng tác viên, ông cùng Roux phát hiện ra độc tố bạch hầu do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae. 

4. Năm 1902, bác sĩ này được cử thành lập và trở thành hiệu trưởng của trường Y - Dược ở tỉnh/thành phố nào?

  • Hà Nội
    0%
  • Huế
    0%
  • Nha Trang
    0%
  • Đà Lạt
    0%
Chính xác

Theo yêu cầu của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, bác sĩ Yersin ra Hà Nội để thành lập và điều hành Trường Y - Dược Đông Dương tại Hà Nội. Ông trở thành hiệu trưởng đầu tiên của Trường (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Ông còn từng đảm nhiệm các chức vụ như Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, Viện trưởng Viện Pasteur Đông Dương, Tổng thanh tra các Viện Pasteur Đông Dương, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Chủ tịch danh dự Hội đồng Y khoa Viện Pasteur Paris.

5. Bác sĩ được đặt tên cho nhiều con đường ở các thành phố nào dưới đây?

  • Hà Nội
    0%
  • Đà Nẵng
    0%
  • Nha Trang
    0%
  • TP.HCM
    0%
  • Tất cả các đáp án trên
    0%
Chính xác

Tại Hà Nội, tên phiên âm Yec Xanh của ông được đặt cho một phố nằm ở quận Hai Bà Trưng. Ngoài ra, ở các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt cũng có đường mang tên Yersin. 

6. Không chỉ nghiên cứu y học, bác sĩ còn là người tiên phong trồng cây gì ở Việt Nam?

  • Cà phê
    0%
  • Ca cao
    0%
  • Cao su
    0%
Chính xác

Yersin cũng thử sức với lĩnh vực nông nghiệp và là người tiên phong trong việc trồng cây cao su nhập khẩu từ Brazil vào Đông Dương. Năm 1897, ông đã nhận được sự đồng ý của chính quyền để thành lập một trạm nông nghiệp ở Suối Dầu. 

Ngoài ra, ông còn nghiên cứu trồng thử nghiệm cây canh-ki-na. 

Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Lúc bấy giờ, Hà Lan chiếm độc quyền sản xuất quinine (chiết xuất từ vỏ cây canh-ki-na) - phương thuốc duy nhất chữa bệnh sốt rét. Yersin gieo thử hạt canh-ki-na ở Suối Dầu nhưng thất bại. Năm 1917, Yersin trồng cây canh-ki-na ở Hòn Bà - ngọn núi gần Suối Dầu. Lúc đầu, cây phát triển tốt nhưng về sau chết vì không hợp thổ nhưỡng. 

Tháng 7/1923, những cây canh-ki-na tốt nhất ở Hòn Bà được đem lên trồng ở Đ'Ran và thu được kết quả tốt. Yersin tiếp tục trồng trên cao nguyên Lang Biang và Di Linh. Năm 1936, cây được trồng quy mô lớn ở Lán Tranh và Di Linh - thu hoạch được 30 tấn vỏ với tỷ lệ quinine sunfat 7,42%.

7. Sau nhiều chuyến thám hiểm, bác sĩ đã khám phá ra vùng đất nào?

  • Sapa
    0%
  • Đà Lạt
    0%
  • Cà Mau
    0%
Chính xác

Bác sĩ Yersin có một tuổi thơ thanh bình tại Aubonne (Thụy Sĩ) - vùng đồi núi có phần giống Đà Lạt. Khi trưởng thành, ông luôn nghĩ tới các chuyến phiêu lưu: “Tôi luôn luôn mơ ước thám hiểm, khám phá vùng đất lạ; ta luôn tưởng tượng những điều kỳ lạ sẽ đến, không có gì là không thể làm được”. 

Tháng 7/1890, ông đi ngựa vào Phan Rí rồi ngược lên vùng núi cao phía Tây. Sau 2 ngày băng rừng, ông đến Di Linh. Ông còn quay lại vùng cao nguyên này một lần nữa. Ba năm sau, ông khảo sát tuyến đường bộ lên Tây Nguyên. 

Ngày 21/6/1893, ông phát hiện ra cao nguyên Lang Biang - Đà Lạt. “Không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học trẻ tuổi”, Yersin nói.