1. GS Tôn Thất Tùng mô tả chính xác các mạch máu trong gan khi bao nhiêu tuổi?
-
20
0%
- 30
0%- 23
0%Chính xácGS Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912, tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà Nguyễn (thân sinh ông là cụ Tôn Thất Niên, Tổng đốc Thanh Hóa), năm 1932, chàng trai Tôn Thất Tùng bắt đầu theo học tại trường Đại học Y Hà Nội.
Nam sinh 20 tuổi khi đó nhanh chóng nhận ra kiến thức của các thầy giáo người Pháp chỉ chú trọng sách vở, rất ít liên hệ tới thực tế khí hậu, con người bản xứ. Vì vậy, ông quyết định học tập và nghiên cứu, tìm hướng đi riêng cho mình.
Chiều mùa đông năm 1935, chàng sinh viên 23 tuổi phát hiện các ống mật và mạch máu trong lá gan của một tử thi mà anh đang nghiên cứu đầy ngập những con giun lớn nhỏ. Anh đã lần theo và phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Chỉ trong vòng 15 phút, tất cả ống mật, mạch máu trong gan đã được phơi trần một cách chính xác.
Với phát hiện đó, trong 4 năm tiếp theo, Tôn Thất Tùng âm thầm phẫu tích 200 lá gan người chết để nghiên cứu các mạch máu, rồi vẽ lại thành các sơ đồ, đối chiếu chúng với nhau để tìm ra những nét chung. Từ đó, ông hoàn thiện luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án này, ông đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris.
2. Dụng cụ nào giúp bác sĩ Tôn Thất Tùng phẫu tích chính xác cơ cấu của lá gan?
-
Dao mổ
0%
- Dao nạo xương
0%- Kính hiển vi
0%Chính xácQua học tập, trao đổi với các đồng nghiệp, đặc biệt là khả năng quan sát, suy luận, bác sĩ Tôn Thất Tùng ở tuổi 23 đã phát hiện trong gan của một người bệnh có hàng chục con giun chui ở các đường mật.
Với một dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo xương, gọi là kyua-ret, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan, một việc chưa từng thấy trong các sách lúc bấy giờ.
3. GS Tôn Thất Tùng làm Thứ trưởng Bộ Y tế năm bao nhiêu tuổi?
-
35
0%
- 37
0%- 40
0%Chính xácNăm 1947, Chính phủ cử bác sĩ Tôn Thất Tùng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế khi mới 35 tuổi. Ông giữ chức vụ này trong 14 năm, tới năm 1961.
4. Động lực lớn lao nào thôi thúc GS Tôn Thất Tùng xin nghỉ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế?
-
Để tập trung khả năng vào công tác khoa học - kỹ thuật
0%
- Nhường chức cho người khác
0%- Đến tuổi nghỉ hưu
0%Chính xácGS.TS Đỗ Kim Sơn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho hay năm 1946, kháng chiến bùng nổ, GS Tôn Thất Tùng lên chiến khu Việt Bắc cùng GS Hồ Đắc Di và nhiều thầy thuốc khác, công việc nghiên cứu về gan bỏ dở, chủ yếu phục vụ kháng chiến và đào tạo sinh viên y khoa di tản lên Việt Bắc.
Từ sau ngày hòa bình lập lại, trở về Hà Nội năm 1954, để tập trung khả năng vào công tác khoa học - kỹ thuật, ông được cử làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Chủ nhiệm bộ môn Ngoại trường Đại học Y khoa Hà Nội.
"Trong thời gian giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế, thầy luôn vẫn luôn đau đáu về công trình nghiên cứu của mình từ năm 1939 nên đã xin nghỉ chức Thứ trưởng để làm giám đốc bệnh viện và nghiên cứu khoa học", GS Đỗ Kim Sơn nhớ lại.
5. Công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất của GS Tôn Thất Tùng khiến y học thế giới phải nể phục?
-
Mổ tim
0%
- Mổ gan khô
0%- Mổ nội soi
0%Chính xácSuốt cả cuộc đời gắn bó với y học Việt Nam, với sứ mệnh chữa bệnh cứu người từ những năm tháng kháng chiến cho tới những ngày giải phóng sau này, GS Tôn Thất Tùng đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị.
Một trong 2 phát minh khoa học lớn đó là phương pháp cắt gan mang tên ông, một công trình khoa học đã được quốc tế công nhận là phương pháp cắt gan có quy phạm và kinh điển, được nhiều nước tiên tiến áp dụng: Mổ gan khô.
Năm 1939, lần đầu tiên trên thế giới, Tôn Thất Tùng đã thực hiện thành công cắt gan có kế hoạch: thắt các mạch máu trong gan trước khi cắt.
Tuy nhiên thành công mới mẻ đó khi gửi báo cáo tới Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris đã bị từ chối khiến bác sĩ trẻ e ngại. Hơn 20 năm sau đó, ông mới quyết định quay trở lại công việc còn dang dở.
Ngày 7/1/1961, ông cắt thuỳ gan phải của một ca ung thư sơ phát chỉ vẻn vẹn trong 6 phút. Nếu theo phương pháp cắt gan của giáo sư người Pháp Lortat-Jacob, được giới thiệu năm 1952, thì phải mất 3 đến 4 giờ. Sau khi được đăng tải trên tờ “The Lancet” ở London, công trình của Giáo sư Tôn Thất Tùng đã làm chấn động dư luận.
Trong vòng 1 tháng, hơn 100 nhà phẫu thuật từ Mỹ đến Australia gửi thư xin ông thêm tài liệu, cũng không ít người công kích, phản đối công trình của vị giáo sư người Việt. Cuối cùng, toàn thế giới đã chấp nhận phương pháp của ông, nghiêng mình gọi ông là “cha đẻ”, là "vị tổ sư" của phương pháp cắt gan có kế hoạch, thường được gọi là phương pháp mổ gan khô hay phương pháp Tôn Thất Tùng.
6. GS Tôn Thất Tùng có mấy người con?
-
3
0%
- 4
0%- 5
0%Chính xácNăm 1944, GS Tôn Thất Tùng kết hôn cùng bà Vi Thị Nguyệt Hồ. Bà Nguyệt Hồ là người sáng lập Hội Điều dưỡng Việt Nam, trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13/12/2022, hưởng thọ 94 tuổi.
Ông bà có với nhau 3 người con, đều theo ngành y, gồm: Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và bác sĩ Tôn Thất Bách.
Viện sĩ Tôn Thất Bách sinh năm 1946, là người có "bàn tay vàng", thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật về gan và tim nổi tiếng trong nước và trên thế giới.
Bà Tôn Nữ Ngọc Trân sinh năm 1950, học giỏi, nhiều năm học ở Nga, là kỹ sư hóa học, làm việc ở Viện Hóa (Viện Khoa học Việt Nam).
Cô con gái út là Tôn Nữ Hồng Tâm, bác sĩ sinh hóa.
7. Căn bệnh khiến GS Tôn Thất Tùng qua đời ở tuổi 70?
-
Nhồi máu cơ tim
0%
- Đái tháo đường
0%- Ung thư
0%Chính xácNhà phẫu thuật trứ danh của nước ta qua đời lúc 11 giờ 45 phút ngày 7/5/1982, tại Hà Nội, ở tuổi 70. Ông mất vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Con trai ông, PGS Tôn Thất Bách, năm 2004 cũng qua đời vì căn bệnh này trong chuyến công tác tại Lào Cai.
- Đái tháo đường
- 4
- Mổ gan khô
- Nhường chức cho người khác
- 37
- Dao nạo xương
- 30