1. Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Quang Quyền (1934 - 1997) là vị chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giải phẫu học. Đúng hay sai?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácGiáo sư, bác sĩ Nguyễn Quang Quyền (1934 - 1997) là chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực giải phẫu học, nhân chủng học và nhân trắc học.
Giáo sư Nguyễn Quang Quyền được xem là một trong số ít các bác sĩ, giáo sư y khoa xuất sắc chưa từng được đào tạo ở nước ngoài, chỉ tự nghiên cứu khoa học và trở thành giáo sư đầu ngành tại Việt Nam trên cả ba lĩnh vực.
Ông cũng là người đã khởi xướng phong trào hiến xác cho y học và phục dựng lễ Macchabée tại Đại học Y Dược TP.HCM năm 1990. Từ đây, ngày lễ đặc biệt lan rộng sang các trường y khác tại Việt Nam, được tổ chức vào dịp cuối năm âm lịch.
Cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Giáo sư Quyền gắn liền với Đại học Y khoa Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM, Hội Hình thái học Việt Nam. Ông là người thầy khả kính về tài năng, đức độ với rất nhiều thế hệ sinh viên y khoa, bác sĩ của Việt Nam.
Ba anh em Giáo sư Nguyễn Quang Quyền là những nhà khoa học xuất sắc.
Người anh ruột là nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới - Giáo sư Nguyễn Quang Riệu. Em ruột của ông là Giáo sư, tiến sĩ hóa lý Nguyễn Quý Đạo. Họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng ở Pháp và trên thế giới, luôn gắn bó với quê hương Việt Nam và có nhiều giúp đỡ to lớn đối với các nhà khoa học trong nước. Giáo sư Riệu qua đời năm 2021 vì Covid-19 tại Pháp.
2. Giáo sư Nguyễn Quang Quyền khởi xướng phong trào hiến xác và phục dựng lễ Macchabée vào năm nào?
-
1970
0%
- 1980
0%- 1990
0%Chính xácNăm 1990, sau một chuyến công tác tại Pháp, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền đã chia sẻ với học trò nỗi băn khoăn về việc nguồn xác sẽ không còn để giảng dạy. Ông cũng kể về Lễ Macchabée - tri ân người hiến xác cho y học - với lòng kính trọng, về nghĩa vụ, bổn phận của thầy trò trường y.
Giáo sư Quyền quyết định khởi xướng phong trào hiến xác cho y học đồng thời phục dựng Lễ Macchabée. Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược TP.HCM lúc bấy giờ rất ủng hộ đề xuất trên. Giáo sư Quyền cũng đã đăng ký hiến xác sau khi qua đời. Tuy nhiên, ông mất vì tai nạn giao thông nên ý nguyện này không thể thực hiện.
Từ năm 1990, Lễ Macchabée lan rộng sang các trường y khác trên cả nước, được tổ chức vào dịp cuối năm âm lịch. Sinh viên y khoa, người thân của những người hiến xác cùng tham gia buổi lễ. Sau phần đọc Văn tế, đoàn rước sẽ từ hội trường tiến vào phòng xác của bộ môn Giải phẫu học. Mỗi thi hài được phủ khăn trắng, bên trên đặt một đĩa hoa thơm. Người viếng thăm sẽ rắc hoa lên thi hài như một nghi thức trang trọng và bày tỏ lòng biết ơn.
Lễ Macchabée được xem là bài học vỡ lòng về y đức cho sinh viên y khoa. Việc tổ chức lễ tri ân ngày càng hoàn thiện, quy mô và trang trọng hơn.
Thực tế, trước năm 1954, Lễ Macchabée vẫn được tổ chức ở trường Đại học Y tại Hà Nội nhưng do bối cảnh lịch sử, hoạt động này bị trì hoãn.
3. Giáo sư Nguyễn Quang Quyền sở hữu một bộ sưu tập đặc biệt. Đó là gì?
-
Bộ sưu tập tem
0%
- Bộ sưu tập sọ người Việt Nam
0%- Bộ sưu tập giải thưởng
0%Chính xácTừ năm 1959 đến 1978, bác sĩ Nguyễn Quang Quyền công tác ở Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Năm 1979, trong bối cảnh rất khó khăn của đất nước sau ngày giải phóng, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM rất thiếu. Ông chuyển từ Hà Nội vào công tác tại bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tài liệu ghi lại, nhiều người không thể quên khi ngày đầu bác sĩ Quyền (khi đó là Phó giáo sư) chuyển vào vùng đất mới. Ông mang theo chỉ vài vali nhỏ đựng đồ đạc, còn lại là hàng chục thùng gỗ lớn đựng tài liệu, sách, vở và toàn bộ seri hơn 100 sọ người mà mình đang nghiên cứu.
Hiện nay, bộ sưu tập sọ người Việt Nam của Giáo sư Quyền được lưu trữ tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM.
Theo thông tin từ website của Hội hình thái học Việt Nam, ông còn là người chủ trì việc bảo quản, xây cất tháp tại Tàng viện Chang Ek ở Phnompênh (Campuchia). Đây là bảo tàng có một tháp xây chứa hàng ngàn sọ người bị giết hại, là chứng cứ về tội ác của chế độ diệt chủng Pon Pot.
4. Trong ký ức của nhiều thế hệ sinh viên y khoa, hình ảnh người thầy khả kính Nguyễn Quang Quyền thường xuất hiện trên bục giảng với viên phấn màu. Đúng hay sai?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácNhiều tài liệu ghi lại, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền luôn nói với sinh viên y khoa: “Đừng tự ti, chúng ta không thể có nhiều phương tiện như các nước phát triển nhưng chúng ta vẫn có thể có những bài giảng thật hay, bằng cách làm của chúng ta”.
Ông thường xuất hiện trên bục giảng với tay trái cầm hộp phấn màu, miệng giảng bài, tay phải vẽ hình giải phẫu, lôi cuốn và làm say mê mọi thế hệ sinh viên.
Năm 1984, tại hội thảo quốc tế về Giáo dục Y học tổ chức ở New Zealand, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền được bình chọn là người giảng lý thuyết giải phẫu học xuất sắc và chuyên nghiệp nhất.
Ban tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện hiện đại như máy chiếu slide, máy tính, màn hình minh họa để các nhà khoa học thuyết trình nhưng Giáo sư Quyền chỉ dùng phấn màu, vừa vẽ hình ảnh minh họa giải phẫu vừa diễn đạt lưu loát, khiến người tham dự ấn tượng và khâm phục.
Ông còn để lại một gia tài khoa học với hơn 100 công trình khoa học, trong đó có 20 bài được đăng trên các tạp chí tiếng Anh, Pháp, Nga, được giới khoa học trong nước và trên thế giới biết đến.
Tuy vậy, sinh thời, Giáo sư Quyền tự nói về mình: “Tôi chỉ là một thầy thuốc bình thường, một nhà giáo bình thường… Có rất nhiều thầy thuốc, rất nhiều nhà giáo tài năng đã đóng góp rất lớn cho ngành y mà tôi không sao bì kịp”.
5. Sau khi Giáo sư Quyền khởi xướng phong trào hiến xác cho y học tại TP.HCM, trường hợp đầu tiên được tiếp nhận là thi hài của ai?
-
Một người khiếm thị
0%
- Một người phụ nữ
0%- Một bác sĩ
0%Chính xácGiải phẫu học là cánh cửa đầu tiên mà sinh viên ngành y phải đi qua, không có một phương tiện giảng dạy nào tốt hơn chính cơ thể con người.
Năm 1990, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền khởi xướng phong trào hiến xác cho y học trong bối cảnh trường y thiếu thi hài để học tập, nghiên cứu.
Anh Nguyễn Đức Minh, một người khiếm thị, là trường hợp hiến xác cho y học đầu tiên tại TP.HCM cũng như tại Việt Nam vào năm 1996.
Anh Minh theo học tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Một hội chứng hiếm gặp khiến anh có hình thể không cân xứng, nhiều cơ quan như tim và mắt bị ảnh hưởng nặng.
Anh đã bày tỏ tâm nguyện được hiến xác cho y học với mong muốn làm được điều tốt với cuộc đời. Anh mất vào năm 1996 sau một ca mổ tim, thi thể được đưa về Đại học Y Dược TP.HCM, trở thành người đầu tiên hiến xác tại Việt Nam.
6. Từ khi Giáo sư Quyền khởi xướng đến cuối năm 2023, Đại học Y Dược TP.HCM nhận được bao nhiêu đơn tình nguyện xin hiến xác cho y học?
-
30.000
0%
- 32.000
0%- 34.000
0%Chính xácTheo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM, tính đến hết năm 2023, nơi này nhận được 34.514 đơn đăng ký xin hiến xác cho y học sau khi qua đời. Đến nay, đã có 909 thi hài được tiếp nhận.
Riêng năm 2023, bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM có 1.656 người đến làm hồ sơ hiến tặng và tiếp nhận 32 thi hài.
Sau khi sử dụng xác để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, hiện bộ môn Giải phẫu học đang bảo quản 128 thi hài.
Điều kiện và cách thức làm hồ sơ hiến thi hài: Người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, minh mẫn, cơ thể nguyên vẹn, không dị tật bẩm sinh khiếm khuyết bộ phận cơ thể.
Người có nguyện vọng trên đến trực tiếp và mang theo CCCD/ hoặc gửi đơn tình nguyện hiến thi hài có ghi nơi cư trú và xác nhận địa phương kèm theo bản sao CCCD, gửi đến địa chỉ: Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM, số 217 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Khi đủ điều kiện, nhà trường sẽ cấp thẻ chứng nhận cho người đến trực tiếp, hoặc gửi lại địa chỉ của người tình nguyện qua đường bưu điện (thẻ chỉ cấp một lần).
- 32.000
- Một người phụ nữ
- Sai
- Bộ sưu tập sọ người Việt Nam
- 1980
- Sai