Đề án được xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

{keywords}

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

.

Chấn chỉnh, đấu tranh đẩy lùi tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng sẽ “làm chậm sự phát triển”, làm “hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm”, “nhụt chí”, “làm cầm chừng”, “phòng thủ” trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là lãnh đạo, quản lý các cấp.

“Chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” là quan điểm chỉ đạo và là một trong hai trọng tâm mà Ban Chấp hành Trung ương đặt ra nhằm thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ngày 25/7/2020, tại phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc sớm ban hành Quy định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện Nghị quyết 26 và các chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, từ tháng 11/2019 Ban Tổ chức Trung ương bắt tay vào xây dựng Đề án và dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung.

Trong quá trình triển khai đề án, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức nhiều hội thảo và xin ý kiến góp ý trực tiếp của các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, bộ, ngành trung ương và các chuyên gia, nhà khoa học.

{keywords}
Sân bay Vân Đồn là một trong những mô hình đột phá thành công trong thực hiện xã hội hóa đầu tư công. Trong ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai trương sân bay Vân Đồn vào ngày 30/12/2018.

Ban Tổ chức Trung ương cũng tổ chức các đoàn trực tiếp đi khảo sát thực tế tại một số địa phương như TP.HCM, Long An, Đồng Tháp, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,… để tìm hiểu về những mô hình mới, sáng kiến hay, sáng tạo, đột phá trong thời gian qua.

"Nấc thang" và "lá chắn"

Để tạo cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, nhiều ý kiến tham gia "Diễn đàn khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám đổi mới vì lợi ích chung" cho rằng cần phải đảm bảo một số nguyên tắc.

Nguyên tắc trước tiên là việc thực hiện các ý tưởng đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám đột phá đều phải xuất phát từ lợi ích chung, với động cơ trong sáng; đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết. Đây là điều kiện tiên quyết trong quá trình thực hiện bất cứ một ý tưởng đổi mới, sáng tạo nào.

{keywords}{keywords}

Đồng thời, cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo, đổi mới khi muốn thực hiện cần được tập thể thảo luận đưa đến quyết định cuối cùng.

Việc này vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ, vừa hạn chế những sai lầm có thể gặp phải và cũng tránh việc lợi dụng đổi mới, sáng tạo để thực hiện ý đồ cá nhân, vì lợi ích cá nhân. 

Một số mô hình hay, cách làm sáng tạo gần đây:

- Mô hình “Xã hội hóa đầu tư công”, “Đầu tư tư, sử dụng công”, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư" để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng gần 200 km đường cao tốc, sân bay Vân Đồn, trụ sở làm việc, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên trên cả nước tại tỉnh Quảng Ninh.
- TP.HCM với 3 chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận trong tình hình mới, tạo bước chuyển có tính đột phá về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp: Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi; Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Chương trình quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân. 
- Chương trình “5 không, 3 có” của thành phố Đà Nẵng. Cụ thể “5 không”: không có hộ đói, không có người lang thang xin ăn, không có người mù chữ, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không giết người cướp của; “3 có” gồm: có việc làm, có nhà, có cuộc sống văn minh đô thị.

(Trích từ bài của PGS-TS Dương Mộng Huyền và Nhóm tác giả đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 15/9)

Còn nếu, cán bộ Đảng viên có đưa ra ý tưởng mới mẻ, đột phá đến đâu mà không báo cáo cấp ủy thì thực tế rất khó lý giải về động cơ vì lợi ích chung hay lợi ích riêng. Và như thế, tổ chức rất khó để có cơ chế khuyến khích cũng như bảo vệ cán bộ, đảng viên.

Ngoài ra, việc đổi mới, sáng tạo phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng cũng như lợi ích quốc gia - dân tộc.

Để khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhiều ý kiến đề nghị cần phải có cơ chế phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn như đối với những ý tưởng đổi mới, sáng tạo cần quyết định để thực hiện nhưng pháp luật chưa có quy định thì Đảng, Nhà nước cần cho chủ trương và hướng dẫn làm thí điểm.

Trường hợp những vấn đề cần thực hiện đã có quy định rồi nhưng thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan ban hành có cơ chế cho phép lựa chọn quy định nào phù hợp nhất với thực tiễn, có thể đem lại hiệu quả cao nhất để làm.

Còn những trường hợp đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn thì tạo cơ chế làm thí điểm và sửa quy định theo hướng vừa làm vừa sửa...

Tất cả các trường hợp này đều phải dựa trên các nguyên tắc nêu trên; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc, cán bộ quyết định làm bất cứ việc gì đều phải vì lợi ích chung; không xâm phạm độc lập chủ quyền; trung thành, bảo vệ chế độ; hiệu quả mang lại phải lớn hơn thiệt hại...

Với sự phân định rõ ràng để có cơ chế tương thích, dựa trên những nguyên tắc xuyên suốt như vậy sẽ tạo ra những “nấc thang” để cán bộ, đảng viên mạnh dạn bước đi trong công cuộc phát triển đất nước. Đồng thời cũng tạo nên “lá chắn” bảo vệ cán bộ, đảng viên tránh được những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện những ý tưởng đối mới, đột phá, sáng tạo của mình.

Thậm chí, trong một số trường hợp cần thiết, phải có cơ chế chấp nhận rủi ro để bảo lãnh cho cán bộ, đảng viên dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Còn đối với những trường hợp nhân danh đổi mới, sáng tạo để thực hiện ý đồ cá nhân, vì lợi ích riêng mà vi phạm pháp luật thì tất nhiên không ai đứng ra bảo vệ mà ngược lại phải xử lý nghiêm theo quy định.

Những trường hợp cần được khuyến khích, bảo vệ:

- Cán bộ, đảng viên tích cực thực hiện chủ trương thí điểm đã có trong các nghị quyết của đảng bộ các cấp; Người tiên phong triển khai những việc đã có chủ trương của Đảng mà tổ chức thực hiện thường gặp khó khăn do tính chất công việc phức tạp, động chạm, nhạy cảm.

- Cán bộ, đảng viên đi đầu làm những việc mới do thực tiễn đòi hỏi, chưa có quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mạnh dạn giải quyết những vấn đề khó, phức tạp, những điểm nghẽn mà văn bản của Đảng và Nhà nước còn chưa rõ ràng, chồng chéo, thiếu thống nhất; có những quyết định đột phá mở đường đi từ thực tiễn để thúc đẩy phát triển bằng các giải pháp không phù hợp với quy định hiện hành.

- Cán bộ, đảng viên có quyết sách đột phá để giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại.

- Cán bộ, đảng viên thể hiện bản lĩnh, có cách xử lý táo bạo trong các tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Ban Thời sự

Giải báo chí Búa liềm vàng góp phần củng cố niềm tin với Đảng

Giải báo chí Búa liềm vàng góp phần củng cố niềm tin với Đảng

Tối nay (13/1), tại Hà Nội diễn ra lễ công bố và trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (giải Búa liềm vàng) lần thứ 5 - năm 2020.