Bên cạnh đó, giảm thiểu tối đa số lượng ứng dụng tại các khâu, công đoạn trong sản xuất, nâng cao khả năng tích hợp và tính tiện ích, tiện dụng của từng ứng dụng.
Đồng thời đảm bảo kết nối liên thông giữa hạ tầng CNTT của Bưu điện Việt Nam với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.
Ảnh minh họa. |
Ngay từ năm 2020, các hoạt động của Bưu điện Việt Nam sẽ lấy CNTT làm nền tảng và là công cụ và giải pháp hữu hiệu thúc đẩy quá trình hiện đại hoá sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng.
Bưu điện Việt Nam sẽ đặc biệt chú trọng tới việc tối ưu hóa và tự động hóa trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát, logistic và chăm sóc khách hàng.
Đặc biệt, đối với các dịch vụ hành chính công, doanh nghiệp này cũng tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện kết nối mạng thông tin phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Theo đó, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính, hoặc thuận lợi hơn trong tra cứu thông tin hành trình chuyển phát hồ sơ.
Bên cạnh đó, thông qua các phần mềm kết nối, trao đổi dữ liệu, công tác quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước và bưu điện sẽ đảm bảo nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.
Lãnh đạo Bưu điện Việt Nam xác định, để thực hiện thành công chiến lược phát triển của ngành TT&TT đến năm 2025 (doanh thu dịch vụ bưu chính tăng gấp 3 - 4 lần, đạt 3-4 tỷ USD), những doanh nghiệp bưu chính hàng đầu của đất nước buộc phải có những bước đi mới, trong đó chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc.