W-z4890893740007-f3bd0141bab65f26b5c580c73829f2a4-1.jpg
Năm 2014, Châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2017, Châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu Thế giới. Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), tối 17/11 Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Không gian trưng bày "Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại". 
W-z4890859058138-f1bba9c34c157718f5315b522586c857-1.jpg
Triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản quý giá, trong đó có Châu bản. Đây là tài liệu hành chính gốc duy nhất ở Việt Nam và thuộc số ít trên thế giới còn lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế trên văn bản.
W-z4890859046745-410e5f7e251314e4060014f8bdefe418-1.jpg
Châu bản triều Nguyễn gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm, truyền, sai, phó, khiển... được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề trong quản trị đất nước. Hệ thống văn bản này được giao cho Nội các triều Nguyễn tập hợp và quản lý thống nhất thành một khối văn thư của triều đình.
z4890859046904-b22193963f3a84ca4b56049d89cb3e48-1.jpg
Những sự kiện được ghi chép trong Châu bản mang tính xác thực cao bởi đó là những thông tin phục vụ cho công tác quản lý xã hội và được tiếp nhận, xử lý bởi chính các vua triều Nguyễn. Trong ảnh là văn bản của Vua Bảo Đại quy định thể thức các loại quốc kỳ, quốc hiệu kỳ, cờ hiệu của Hoàng đế năm 1942.
z4890859037455-f31eccdfe2970eaca5f5d0ca4feaa4db-1.jpg
Châu bản cũng là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ chính thống như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên, tục biên), Quốc triều chính biên toát yếu, Tự Đức chiếu dụ, Hà đê bộ văn tập, Hà đê tấu tư tập… 
W-z4890859034280-1fd173437f3cb7cc8aeacf4b79aa2b46-1.jpg
Đại Nam nhất thống toàn đồ, Quốc sử quán triều Nguyễn ấn hành năm 1838.
2 chau ban tu ducpage 0001.jpeg
Châu bản năm Minh Mạng 19 (1838) cho biết từ đây quốc hiệu nước ta là Đại Nam.
chau ban 23.jpeg
Châu bản về việc Bố Chánh sứ Quảng Ngãi xin miễn thuế cho các thuyền của hai tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi phái đi khảo sát, đo vẽ tại Hoàng Sa đã trở về năm Minh Mạng 19 (1838). 
chau ban 1.jpeg
Châu bản năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) Bộ Công phụng mệnh cho tạm hoãn thăm dò Hoàng Sa theo định kỳ do gió mùa đang thổi mạnh. 
W-z4891265572018-723195cdb2d22dd619d401a3bf99dbd5-1.jpg
Kim sách bằng vàng năm Gia Long năm thứ 18 (1819) ghi chép việc lên ngôi Hoàng đế của Vua Minh Mạng. 
W-z4890859037479-752583f3c0fa88e290d95a7a4c6767d5-1.jpg
Ấn mệnh đức chi bảo bằng vàng, niên hiệu Gia Long (1802 - 1819), được dùng đóng trên các văn bản ban thưởng cho quan viên có công lao hoặc thành tích đặc biệt. 
z4891270362695-b02b8a069b3056645e29dfd974fff2f2-1.jpg
Một trong những điểm đáng chú ý của trưng bày lần này là không gian thiết kế ấn tượng kết hợp công nghệ trình chiếu, nghệ thuật sắp đặt, làm tôn lên giá trị của tài liệu, hiện vật trưng bày, đem đến cho người xem những trải nghiệm sống động.
Chủ quyền Hoàng Sa trong Châu bản triều Nguyễn"Việc Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận vào thời điểm này là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Việt Nam trong tình hình Biển Đông đang dậy sóng", GS Phan Huy Lê
Diệu Bình và nhóm PV, BTV