chính phủ điện tử

Cập nhập tin tức chính phủ điện tử

Quảng Ninh cung cấp thêm 781 dịch vụ công trực tuyến mức 4 trước tháng 6

Theo kế hoạch, đến ngày 30/5, tỉnh Quảng Ninh sẽ cung cấp thêm 781 dịch vụ công trực tuyến mức 4, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 của tỉnh lên 1.424 dịch vụ, đạt tỷ lệ 76%.

Hơn 200 dịch vụ công ưu tiên kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư

Dự kiến từ ngày 1/7/2021, sau khi hơn 200 dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, người dân khi sử dụng các dịch vụ này sẽ được giảm thiểu yêu cầu giấy tờ cá nhân.

Việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên online mức 4 trong năm 2021 là khả thi

Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhận định, với cách làm và cách tiếp cận mới, mục tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi.

Các bộ, tỉnh đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên online mức 4 trong năm 2021

Bộ trưởng Bộ TT&TT vừa đề nghị người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021.

Người dân cả nước được thanh toán online thuế, lệ phí trước bạ nhà đất từ tháng 6

Sau thời gian thí điểm tại 4 tỉnh, việc cung cấp trực tuyến dịch vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được mở rộng toàn quốc trong tháng 6/2021.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, tỉnh tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ dịch vụ công mức 3, 4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4 và tích hợp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao.

Bình Định công bố 345 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4

Trong danh mục 345 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thực hiện tiếp nhận trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định, có 157 dịch vụ công trực tuyến mức 4, chỉ chiếm gần 9% tổng số thủ tục hành chính.

Đề xuất duy trì cơ chế hoạt động hiệu quả của UBQG về Chính phủ điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, hầu hết chỉ tiêu cơ bản mà Nghị quyết 17 và Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) đặt ra đến năm 2020 đã hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.

Chính phủ điện tử: Giải quyết các điểm nghẽn bằng cách tiếp cận mới

Sau 2 năm triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP về phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT), Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, có cách tiếp cận mới để giải quyết các điểm nghẽn và nhiều vấn đề đã tồn tại dai dẳng.

Toàn văn phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ủy ban về CPĐT

Theo Báo cáo của Liên Hợp quốc về CPĐT năm 2020, Việt Nam xếp 86/193 quốc gia, lãnh thổ, tăng 2 bậc so với năm 2018, tuy nhiên cũng thấp so với mục tiêu chúng ta đề ra. 

Toàn văn phát biểu bế mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ủy ban về CPĐT

Hôm nay chúng ta thực hiện sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 17 của Chính phủ về Chính phủ điện tử (CPĐT) của nước ta. Đề nghị cơ quan thường trực sẽ ra thông báo kết luận đầy đủ hơn.

Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc họp Ủy ban về CPĐT

Thách thức của CPĐT là liên thông, tích hợp thì thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi.

Việt Nam sẽ hình thành Chính phủ số vào năm 2025

Chính phủ số sẽ được hình thành vào năm 2025. Chuyển đổi từ Chính phủ điện tử thành Chính phủ số là sự chuyển đổi có tính căn bản. Thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi.

Thủ tướng: Phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ

Chiều 10/3, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Giá trị nghìn tỷ từ nút bấm điện tử

“Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc cụ thể” là quan điểm được quán triệt trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong 2 năm qua. 

Kiến tạo niềm tin số bằng sản phẩm công nghệ mở Make in Vietnam

Phát triển các sản phẩm phần cứng, phần mềm sử dụng công nghệ mở, đó là cách Việt Nam thể hiện thiện chí của mình để tạo ra niềm tin số về các sản phẩm Make in Vietnam.

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Nhờ có công nghệ mở, Việt Nam đang song hành cùng các nước dẫn đầu thế giới về phát triển mạng di động 5G. Với công nghệ mở, Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa tham vọng trở thành một quốc gia phát triển về công nghệ. 

Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam

Bằng việc phát triển các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam dựa trên các nền tảng mở, các doanh nghiệp sẽ dần khẳng định được niềm tin số Việt Nam.   

Bình Định bổ sung nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh

Sau khi được kiện toàn, Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định có 19 thành viên và được bổ sung các nhiệm vụ chỉ đạo về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Xác lập nền tảng công dân số

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tạo lập nên hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất, đầy đủ, chính xác phục vụ quản lý nhà nước.