Không chỉ ban hành để cho đủ
Kế hoạch số 205, nếu tính thời gian về sự đột phá, hẳn Hà Nội không phải là địa phương đi đầu và cũng không mới vì chủ trương này đã được Bộ Chính trị ban hành từ rất lâu.
Được biết ngày 3/11/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định này thay thế Quy định số 260-QĐ/TW, ngày 2/10/2009.
Quốc hội cũng đã ban hành luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
Như vậy, cả chủ trương (Quy định của Bộ Chính trị) và cả cụ thể (luật) đều đã trở thành một định hướng lớn, một quy định bắt buộc. Bởi suy cho cùng chất lượng của sự lãnh đạo, chất lượng của việc hoàn thành nhiệm vụ đều phụ thuộc vào chất lượng cán bộ.
Hà Nội đã thấy sự cần thiết, đã ban hành kế hoạch cụ thể.
Hà Nội yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong nội bộ, bảo đảm nghiêm túc, thẳng thắn, "tự soi", "tự sửa" có biện pháp để phòng ngừa và tự giác khắc phục khuyết điểm, hạn chế; kiên quyết khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, chạy theo thành tích.
Kế hoạch số 205 cũng nêu rõ, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí thông qua sản phẩm cụ thể. Gắn đánh giá cá nhân với tập thể, với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hà Nội nhấn mạnh: “Từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp nhận”. Và các cơ quan liên quan phải kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, thời hạn bổ nhiệm.
Chờ những biện pháp đột phá
Từ lâu, Đảng và Nhà nước đã thấy nguyên nhân của những yếu kém, trì trệ chính là công tác cán bộ. Đảng đã đổi mới phương thức tuyển chọn, đánh giá công tác này thường xuyên. Từ 3 bước, hiện nay Ban Tổ chức đã ban hành Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ.
Tuy rất chặt chẽ nhưng thực tế vẫn để lọt nhiều người yếu kém vào hàng ngũ. Có thể nói mỗi kỳ Đại hội Đảng, công tác nhân sự luôn là nhiệm vụ trung tâm. Thắng lợi của mỗi kỳ cũng chính là thắng lợi về công tác nhân sự.
Song thực tế 2 nhiệm kỳ vừa qua, có thể nói là đau lòng, số uỷ viên Bộ Chính trị và ủy viên Trung ương bị kỷ luật là đáng báo động. 10 năm qua, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Tất nhiên đã là con người thì không phải bất biến mà luôn thay đổi, đặc biệt khi có quyền lực trong tay, bị tác động của hoàn cảnh và môi trường thuận lợi để những thói hư tật xấu phát huy.
Và Hà Nội đã thấy tính cấp bách, coi đổi mới công tác này như là một bước đi cần thiết để nâng cao đội ngũ những người lãnh đạo, những người “tổ chức mọi thắng lợi”.
Từ nhiều năm qua, Bộ Chính trị đã có nghị quyết về Hà Nội, đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, Hà Nội phải là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Không thể phủ nhận sự phát triển của Hà Nội trong những năm gần đây, nhưng cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những vấn đề bức xúc, thậm chí là tồn tại từ rất lâu, chưa được giải quyết dứt điểm: chưa mưa đã ngập, đường thì ùn tắc hơn, giải quyết chỗ này thì ùn chỗ khác. Rồi có những chủ trương được dân đồng tình, hồ hởi mà chưa thực hiện được rốt ráo, như việc di dời các nhà máy gây ô nhiễm, trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội đô dù đây được coi là giải pháp làm giảm ùn tắc.
Rồi chuyện thành phố ven sông, kỳ vọng cũng nhiều nhưng tới nay vẫn chỉ dừng lại ở xây dựng quy hoạch, nhà ở hai bên sông vẫn hình thành tự phát…
Cũng có ý kiến nêu, nhìn rộng ra các tỉnh, thành xung quanh, nhiều địa phương không có tiềm lực, thuận lợi như Hà Nội, nhưng một số địa phương lại tạo được sự bứt phá.
Hà Nội thì sao? Đúng là Thủ đô đã khác trước nhiều, khác về quy mô, về nhà cao tầng… nhưng cái khác đó chưa hẳn là tiêu biểu, chưa phải đã giúp thành phố khang trang, hiện đại hơn.
Vẫn là công tác cán bộ. Bao năm nay những người đứng đầu Hà Nội chưa phải là tiêu biểu, không những vậy lại còn tụt hậu, yếu kém rơi vào vòng lao lý. Vậy làm sao để Hà Nội phát triển khi người đứng đầu đã vậy? Những cấp dưới thì sao?
Bản kế hoạch đưa ra quy định thay người yếu kém khi chưa hết nhiệm kỳ là rất đúng. Vậy bước đi sẽ thế nào? Chưa thấy Hà Nội đề cập mà mới chỉ là phương châm, khẩu hiệu, ít có nội hàm cụ thể.
Là người đứng đầu một quận, huyện, tiêu chí mạnh là thế nào, hoàn thành nhiệm vụ ra sao? Một giám đốc sở như thế nào thì được gọi là yếu kém, bị thay thế… Nghĩa là phải có định lượng cụ thể để các cơ quan chức năng đánh giá.
Ai là người chịu trách nhiệm mới có thể đánh giá, mới có thể bị thay giữa chừng nếu như yếu kém, tất cả phải cụ thể. Và hơn ai hết, chính những người lãnh đạo Hà Nội phải làm việc này, bởi cách chức, buộc thôi việc phải là người đứng đầu. Tất nhiên cán bộ cấp dưới thì có quyền trong lĩnh vực của họ nhưng yếu kém, sai phạm của người đứng đầu một quận, huyện, một sở mới tác động ghê gớm.
Hy vọng Hà Nội coi công việc này là một mũi đột phá để đổi mới, đi lên, xứng với vị trí và tiềm năng của mình.
Sao cứ để người bị kỷ luật rao giảng đạo đức
Thăng chức và từ chức trong bộ máy công quyền
Đọc xong bài Kế sách "bình thường hóa" việc từ chức của TS. Phạm Mạnh Hùng, tôi thấy nhiều vấn đề đúng và hay, nhưng quả thật cũng còn rất phân vân.
Kế sách 'bình thường hóa' việc từ chức
Ở nước ta hiện nay, dù thực tế xảy ra không ít vụ việc nổi cộm liên quan đến sai phạm hay thuộc chức trách của người đứng đầu khiến dư luận dậy sóng nhưng ít thấy ai từ chức. Làm sao để từ chức trở thành “lẽ thường”?