Kết thúc phiên giao dịch chiều 6/5, VN-Index giảm 31,42 điểm xuống 1.329,26 điểm. HNX-Index giảm 15,29 điểm xuống 343,46 điểm. Upcom-Index giảm 1,94 điểm xuống 101,88 điểm. Thanh khoản vẫn ở mức thấp, đạt 19,1 nghìn tỷ đồng, trong đó có 17 nghìn tỷ trên HOSE. Thanh khoản đạt 9,4 nghìn tỷ trên toàn thị trường, trong đó có 8,4 nghìn tỷ trên HOSE. Tổng cộng có 28 trong số 30 mã chứng khoán chủ chốt của VN30 giảm giá. Nhiều mã giảm mạnh như: Chứng khoán SSI giảm sàn; FPT giảm 4.500 đồng, Masan giảm 2.000 đồng; Thế Giới Di Động (MWG) giảm 2.800 đồng; Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm 3.500 đồng; VietJet (VJC) giảm 2.800 đồng.
Mở cửa phiên giao dịch 6/5, đa số các cổ phiếu giảm mạnh. Giới đầu tư đẩy mạnh bán ra cổ phiếu sau khi đón nhận thông tin thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua một phiên giảm mạnh nhất trong khoảng 2 năm qua, với chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 5%, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.000 điểm.
Giới đầu tư trên thế giới lo ngại nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái, sau khi đã tăng trưởng âm trong quý I. Lạm phát Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên cho dù đã lên đỉnh 40 năm qua, ở mức 8,5% hồi tháng 3.
Tính tới 11h 15 phút sáng 6/5, chỉ số VN-Index giảm hơn 22,4 điểm xuống trở lại dưới ngưỡng 1.340 điểm.
Chốt phiên sáng 6/5, VN-Index chỉ còn giảm 15,6 điểm.
Thanh khoản đạt 9,4 nghìn tỷ trên toàn thị trường, trong đó có 8,4 nghìn tỷ trên HOSE.
Tổng cộng có 28 trong số 30 mã chứng khoán chủ chốt của VN30 giảm giá. Nhiều mã giảm mạnh như: FPT giảm 1.900 đồng, Masan giảm 1.900 đồng; Thế Giới Di Động (MWG) giảm 2.100 đồng; Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm 3.000 đồng; Sabeco (SAB) giảm 3.400 đồng; VietJet (VJC) giảm 3.900 đồng.
Trong nhóm VN30, chỉ ghi nhận mã Bảo Việt (BVH) tăng 900 đồng và Tập đoàn Hòa Phát (HPG) gần như đi ngang.
Thị trường ghi nhận nhóm cổ phiếu bảo hiểm tích cực do lượng tiền mặt lớn trong khi lãi suất tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tăng và có thể tăng tiếp trong bối cảnh thế giới đẩy mạnh thắt chặt tiền tệ.
Nhóm cổ phiếu bát động sản, công nghiệp, nặng lượng giảm khá mạnh.
Đêm qua (giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ trải qua một phiên đen tối nhất trong nhiều năm qua với chỉ số công nghệ Nasdaq rớt 5%, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 1.000 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều giảm mạnh, xóa sạch toàn bộ thành quả có được trong phiên trước đó.
Thị trường lo ngại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thêm nhiều đợt nâng lãi suất trong thời gian tới và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà tư trong nước lẫn quốc tế. Trước đó, giới đầu tư chỉ hồ hơi được 1 phiên sau khi Fed quyết định chỉ tăng 50 điểm phần trăm trong cuộc họp diễn ra hôm 3-4/5, thay vì 75 điểm như lo ngại của thị trường.
Fed cho biết, họ sẽ bắt đầu giảm quy mô tài sản 9.000 tỷ USD. Kể từ ngày 1/6, Fed sẽ giảm 30 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ và 17,5 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS) mỗi tháng. Sau 3 tháng, nhịp độ sẽ nâng lên tương ứng thành 60 tỷ USD và 35 tỷ USD.
Theo BSC, đồ thị VN-Index đã xuất hiện nến "Hanging man" tại vùng kháng cự cũ 1.360. Đây là thời điểm nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới.
VDSC cho rằng, VN-Index vẫn có khả năng tiếp tục hành trình hồi phục về ngưỡng cản 1.368 điểm và xa hơn là vùng mục tiêu 1.390 +/- 10 điểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, dấu hiệu kéo trụ cuối phiên 5/5 và chưa có sự lan tỏa dòng tiền ra các nhóm ngành, đồng thời trạng thái thận trọng ở cả 2 chiều mua và bán dễ khiến thị trường có biến động lớn. Điều này có thể gây rủi ro khi chọn nhầm thời điểm giao dịch.
YSVN cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và VN-Index có thể sẽ thử thách ngưỡng kháng cự 1.370 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn đã có chiều hướng giảm dần và dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ cho thấy nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn và áp lực bán đã giảm dần.
Một số chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán đã về vùng định giá hấp dẫn sau khi giảm khoảng 10% vài tuần qua. Tuy nhiên vẫn còn nhiều biến số bất định. Kịch bản thị trường chứng khoán tháng 5 vẫn sẽ khó đoán định, “sell in May” hay sẽ đón xu hướng tăng trong tháng 5 như nhiều năm qua.
Nhiều dự báo thiên về hướng, thị trường sẽ đi ngang sideway nhiều hơn. Triển vọng thị trường nửa cuối năm sẽ phụ thuộc vào các thông tin như nâng hạng thị trường, doanh nghiệp hồi phục hoạt động kinh doanh.
Dòng tiền vào thị trường thời gian gần đây giảm đi nhiều. Thanh khoản từ ngưỡng 30-40 nghìn tỷ đồng/phiên giờ xuống còn 15-18 nghìn tỷ đồng/phiên. Sức hút của thị trường giảm bớt, một phần dòng tiền trở lại sản xuất sau khi dịch bệnh ổn định trở lại. Các vụ việc bắt lãnh đạo nhiều doanh nghiệp gàn đây cũng ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư. Dòng tiền cần thời gian để hồi phục.
M. Hà