Lyly (nhân vật đã được đổi tên) cho biết, chồng cũ của cô - một lái xe khoảng 60 tuổi, thường xuyên đánh đập cô khi ông ta tức giận, say rượu và thua bạc.

Cô chia sẻ bằng tiếng Anh: “Tôi xin ông ấy tiền chi tiêu trong nhà nhưng ông ấy luôn hỏi: "Cô cần tiền làm gì? Để cho thằng khác à?”.

Một lần, ông ta không mua chút đồ ăn nào cho cô và con trai của 2 người trong suốt 1 tuần.

Tuyệt vọng khi trong nhà không còn gì để ăn, cô gọi cho cảnh sát xin giúp đỡ. Cô kể về những bạo hành mà mình đã phải chịu đựng. “Tôi không biết chợ ở đâu hay bến xe buýt ở chỗ nào. Tôi không có tiền, cũng không có bạn bè”.

Cô đã dắt theo con trai bỏ trốn 3 lần nhưng sau đó lại trở về vì lần nào người chồng cũng hứa sẽ thay đổi. Tuy vậy, ông ta vẫn tiếp tục đánh cô. Cuối cùng, Lyly quyết định “thế là quá đủ”.

Hiện tại, cô đang làm phụ bếp. “Con trai tôi quá sợ ông ta. Tất cả những lần bạo hành đều ảnh hưởng đến thằng bé”.

{keywords}
Nhiều cô dâu người nước ngoài không dám lên tiếng khi bị chồng bạo hành.

Nhờ nhà tạm trú, cô được giới thiệu tới luật sư June Lim, người đã đại diện cho cô để thực hiện các thủ tục ly hôn miễn phí. Lyly có quyền giám hộ duy nhất với con trai - người có quốc tịch Singapore, năm nay 6 tuổi.

Một phát ngôn viên của Hiệp hội Luật sư Pro Bono cho rằng, việc Chính phủ Singapore công khai lập trường của mình về tình trạng nhập cư của người nước ngoài sau khi ly hôn là rất quan trọng. Bà cho biết, đây là một cách tiếp cận “chu đáo và khoan dung” của chính phủ nước này.

Sau khi ly hôn, chồng cũ của Lyly đã huỷ thị thực viếng thăm dài hạn của cô, nhưng một người bạn ở nhà thờ đã giúp cô bảo lãnh để tiếp tục được sống ở Singapore.

“Nếu không có mọi người giúp đỡ, tôi không biết phải làm gì”, người phụ nữ này nói.

Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ (MHA) chia sẻ với tờ The Straits Times rằng, những người goá vợ/chồng hoặc đã ly hôn với công dân Singapore và có quyền nuôi con dưới 21 tuổi “về cơ bản” được phép sống ở Singapore bằng thị thực viếng thăm dài hạn cho tới khi đứa trẻ đủ 21 tuổi.

“Điều này cho phép họ được chăm sóc đứa con người Singapore ở đây”, phát ngôn viên của MHA khẳng định.

Những người nước ngoài này cũng có thể được bảo lãnh sống ở Singapore bởi một người Singapore khác hoặc một thường trú nhân khác từ 21 tuổi trở lên. Điều đó có nghĩa là khi đứa trẻ đủ 21 tuổi, nó có thể bảo lãnh tiếp cho bố/mẹ mình để có thị thực viếng thăm dài hạn.

Phát ngôn viên này cho biết, những người vợ nước ngoài thường im lặng khi bị chồng ngược đãi vì người chồng thường đe doạ sẽ huỷ thị thực của vợ và không cho họ quyền nuôi con nếu ly hôn.

Ngoài ra, việc một người nước ngoài có thường trú lâu dài ở Singapore hay không sẽ là một trong những cân nhắc chính của toà án khi quyết định đứa trẻ sẽ sống với ai sau khi ly hôn.

Vào tháng 12/2018, Hiệp hội Luật sư Pro Bono và bà June Lim, Giám đốc điều hành Công ty Luật Eden, đã bắt đầu triển khai Dự án Leaf (Trao quyền và Hỗ trợ pháp lý cho vợ/chồng người nước ngoài).

Dự án thí điểm này nhằm mục đích trợ giúp miễn phí cho vợ/chồng là người nước ngoài đáp ứng một số điều kiện, ví dụ như có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 950 đô la Sing trở xuống.

Người phát ngôn của Hiệp hội Luật sư Pro Bono cho biết, hiệp hội này quyết định bắt đầu kế hoạch thí điểm với đối tượng người nước ngoài có con là người Singapore vì đây là nhóm “dễ bị tổn thương”.

Họ thường phải phụ thuộc vào người bạn đời của mình trong tất cả khía cạnh của cuộc sống. Họ có thể không có ai để giúp đỡ khi đối mặt với bạo lực tại nhà hoặc khi hôn nhân tan vỡ.

“Họ phải đối mặt với nguy cơ bị hồi hương nếu người bạn đời huỷ việc gia hạn thị thực”.

“Vấn đề này đặc biệt gây bức xúc khi họ có con người Singapore, những đứa trẻ sẽ phải rời khỏi đất nước hoặc chia cắt khỏi người mẹ - thường là người chăm sóc chính”.

Bà cũng cho biết, nhiều người vợ nước ngoài không đủ khả năng tài chính để thuê luật sư. Họ cũng không đủ điều kiện để nhận các chương trình trợ giúp pháp lý vì họ không phải là công dân Singapore hoặc thường trú nhân.

Ngoài việc ly hôn và các vấn đề liên quan, những người vợ này còn phải đối mặt với nguy cơ bị bạo lực gia đình, bà nói thêm.

Trong số nhiều trường hợp, có nhiều người vợ ngoại quốc không có bạn bè người Singapore. Vì vậy, họ tìm đến các tổ chức từ thiện và các nhóm tôn giáo để tìm một người bản xứ bảo lãnh cho thị thực dài hạn của mình.

Xem thêm video: Tòa án Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho cô dâu Việt

Đăng Dương (Theo The Strait Times)

Cô dâu Việt ở Hàn Quốc: 'Đêm giật mình tỉnh dậy cũng sờ tay lên trán'

Cô dâu Việt ở Hàn Quốc: 'Đêm giật mình tỉnh dậy cũng sờ tay lên trán'

Sống cách tâm dịch Covid-19 ở Daegu (Gyeongsang) khoảng 1,5 tiếng đi xe, những ngày này, gia đình chị Xuân chọn cách ở nhà để bảo vệ sức khỏe.