Công viên

Cập nhập tin tức Công viên

Hà Nội: Gần 7 thập kỷ khắc khoải ngóng chờ một công viên giải trí tầm cỡ

Hơn 68 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), Hà Nội vẫn chưa có được một công viên giải trí tầm cỡ, xứng đáng với quy mô, tầm vóc siêu đô thị 10 triệu dân.

Chính phủ chỉ đạo ưu tiên đất di dời trong nội thành Hà Nội làm công viên

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Thủ tướng và Chính phủ đã chỉ đạo các cấp ngành khi di chuyển cơ sở sản xuất ở nội thành Hà Nội phải ưu tiên và thực hiện Quyết định 130 của Thủ tướng để sắp xếp đất cây xanh, công trình phúc lợi.

Kinh nghiệm phát triển công viên giữa đô thị của Singapore

Singapore là một trong những quốc gia xanh nhất trên thế giới với hệ thống công viên ấn tượng, được nhiều người ca ngợi là hình mẫu về quy hoạch đô thị.

‘Vận hành công viên như trung tâm thương mại, không ai muốn vào’

Theo KTS Ngô Doãn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nếu TP Hà Nội sa đà xã hội hoá, biến công viên thành trung tâm thương mại hái ra tiền, người dân rất khó tiếp cận.

Đại biểu truy Bộ trưởng: Vì sao ưu tiên xây cao ốc hơn công viên sau di dời nhà máy

Chất vấn Bộ trưởng Xây dựng, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu thực trạng đang diễn ra ở Hà Nội là ưu tiên quỹ đất di dời nhà máy xây cao ốc hơn công viên, cây xanh.

Làm ‘sống lại’ công viên, Hà Nội phải lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, trong năm 2023 TP sẽ làm sống lại các công viên. Ủng hộ chủ trương này, đại biểu Quốc hội khoá XIII Bùi Thị An lưu ý, TP phải lấy người dân làm trung tâm khi cải tạo, xây mới công viên.

Bí thư Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công viên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án công viên cây xanh có hồ điều hòa, đồng thời yêu cầu không lấp ao hồ làm khu đô thị.

Đại biểu Quốc hội: Quan trọng nhất là Hà Nội bắt tay vào xây dựng, cải tạo công viên

Theo đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa, TP Hà Nội không cần phải đi đâu xa, chỉ cần vào TP.HCM sẽ thấy công viên không có cổng, không có cửa và không có cả hàng rào. Bốn phía công viên người dân đều có thể ra vào tự do.

Xây dựng, cải tạo loạt công viên ở Hà Nội: Dân mong mà chỗ nào cũng vướng?

Gần 10 năm, TP Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng, cải tạo 60 công viên, vườn hoa trong nội thành, nhưng đến nay do thiếu vốn, thiếu chủ đầu tư, vướng giải phóng mặt bằng, nhiều dự án vẫn nằm trên giấy hoặc khởi công rồi ‘đắp chiếu’.

Dự án công viên nghìn tỷ, khởi công rồi bỏ hoang

Nhiều công viên, khu vui chơi ở Hà Nội được khởi công rầm rộ, nhưng sau đó lại quây rào kín mít, ‘đắp chiếu’, chung tình cảnh cỏ dại mọc um tùm, lãng phí nguồn lực đất đai.

Dân khát chỗ vui chơi, công viên 12ha làm xong ‘cửa đóng then cài’

Hoàn thiện hơn 2 năm nay, công viên Thiên Văn học, rộng 12ha, ở khu đô thị Dương Nội (Hà Đông) vẫn rào kín các lối, dân không được vào tập thể dục. Còn dự án Công viên Thể thao ở quận này lại bị ‘băm nát’ làm nhà hàng, sân golf…

Công viên ‘treo’ ở Thủ đô và lời hứa nhiệm kỳ

Hà Nội là nơi tấc đất tấc vàng, điều này không phải bàn cãi. Nhưng công viên, khoảng xanh cũng là lá phổi không thể thiếu trong đời sống đô thị. Chuyện mất đất, lãng phí đất công viên khiến nhiều người thấy buồn khi nhắc đến hai từ trách nhiệm.

TP.HCM, Đà Nẵng miễn phí, cớ gì Hà Nội bán vé vào công viên?

Nhiều ý kiến đặt vấn đề, tại sao Đà Nẵng, TP.HCM áp dụng mô hình công viên mở, miễn phí cho người dân, du khách vào tham quan, tập luyện mà Hà Nội vẫn duy trì việc bán vé qua cổng công viên.

Công viên TP.HCM sau khi xóa bỏ hàng rào, người dân thoải mái vui chơi

Sau khi được thoải mái vui chơi, giải trí, không còn nhiều người nhớ rằng các công viên trên địa bàn TP.HCM từng có thời gian được bao bọc bởi hàng rào bao quanh, hạn chế ra vào.

Khác Hà Nội, Đà Nẵng đầu tư nghìn tỷ xây công viên, miễn phí tham quan

Đà Nẵng đầu tư xây dựng các công viên để người dân và du khách thoải mái tham quan, vui chơi, không thu tiền bán vé qua cổng như một số công viên ở Hà Nội.

Quản lý công viên ở Hà Nội: Nơi mở toang, chỗ xé vé thu tiền

Dù ngộp thở giữa 'rừng' bê tông nhưng nhiều người ở Hà Nội lại có tâm lý ngại vào công viên do cách quản lý mỗi nơi một phách. Công viên ở Thủ đô vẫn các kiểu, chỗ kín cổng cao tường để thu phí, nơi mở toang thì nhếch nhác.

'Mất' đất Công viên Đống Đa, có ai chịu trách nhiệm?

Công viên Đống Đa bị ‘đắp chiếu’, biến thành khu dân cư suốt 20 năm qua khiến nhiều bạn đọc bức xúc và đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc làm mất đất công viên.

Gần 30 vạn dân chỉ 1 công viên, cao ốc thế chỗ nhà máy di dời

Hà Nội từng yêu cầu dành quỹ đất sau khi di dời nhà máy, bệnh viện, trường đại học… trong nội thành làm không gian xanh. Nhưng khi các nhà máy được di dời, công viên chưa thấy hình hài thì ‘rừng" cao ốc đã mọc lên như nấm sau mưa.

Hơn 20 năm ‘đắp chiếu’, công viên Đống Đa biến thành khu dân cư

Hơn 7ha ‘đất vàng’ nằm giữa quận Ba Đình và Đống Đa được quy hoạch là công viên văn hoá, thể thao từ đầu những năm 2000 nhưng đến nay chưa được xây dựng, bị hàng trăm hộ dân lấn chiếm. "Kiến nghị" là điệp khúc quen thuộc khi nói đến dự án này.

Cả tuổi thanh xuân đã trôi qua, công viên Tuổi Trẻ mãi ‘không lớn’

“Công trình từ thời tôi thanh xuân tới tận bây giờ có 2 con mà vẫn chưa xong; Khoảng thời gian một đứa trẻ thành người trưởng thành, công viên Tuổi Trẻ vẫn không lớn…” là những ý kiến của bạn đọc khi nói về công viên Tuổi Trẻ ở Hà Nội.