1. Cột mốc biên giới nào cao nhất Việt Nam?

  • Cột mốc 79 – Lai Châu
    0%
  • Cột mốc 97 – Lào Cai
    0%
  • Cột mốc 0 – Điện Biên
    0%
  • Cột mốc 428 – Hà Giang
    0%
Chính xác

Cột mốc 79 thuộc địa phận xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cột mốc này nằm ở độ cao 2.880m, cao nhất trong toàn tuyến biên giới của nước ta, vì vậy nơi đây còn được gọi là “nóc nhà biên cương”.

2. Cột mốc nào là nơi dòng sông Mekong chảy vào Việt Nam?

  • Cột mốc 154 – Tây Ninh
    0%
  • Cột mốc 200 – Long An
    0%
  • Cột mốc 240 – Đồng Tháp
    0%
  • Cột mốc 300 – Kiên Giang
    0%
Chính xác

Cột mốc 240 nằm tại cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, thông thương với cửa khẩu quốc tế Kaoh Roka, tỉnh Prey Veng, Campuchia. Đây cũng là nơi sông Mekong bắt đầu chảy vào Việt Nam sau khi bắt nguồn từ Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia vun đắp phù sa cho Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Cột mốc nào gần cực Bắc nhất?

  • Cột mốc 428 – Hà Giang
    0%
  • Cột mốc 1305 – Quảng Ninh
    0%
  • Cột mốc 92 – Lào Cai
    0%
  • Cột mốc 0 – Điện Biên
    0%
Chính xác

Thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cột mốc 428 nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 5km về phía Bắc. Đây là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với Trung Quốc và là nơi con sông Nho Quế chảy vào đất Việt. Đây cũng là cột mốc gần cực Bắc nhất. Mốc giới số 428 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao hơn 788m.

4. Tỉnh nào phía Nam có cột mốc biên giới cuối cùng trên đất liền?

  • Cà Mau
    0%
  • An Giang
    0%
  • Kiên Giang
    0%
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
    0%
Chính xác

Việt Nam và Campuchia có chiều dài biên giới đất liền khoảng 1.270km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, khởi đầu từ tỉnh Kon Tum tới khu vực cuối cùng có cột mốc biên giới số 314 (Xà Xía - Hà Tiên). Đây cũng là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên toàn tuyến biên giới đất liền tính theo chiều từ Bắc tới Nam.

Cột mốc 314 được ốp đá hoa cương, cao gần 2m, nằm tại địa phận xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và xã Rus Xây Sroc Khang Lếch, huyện Kom Pong Trach, tỉnh Kampot, Campuchia.

5. Cột mốc nào được coi là thượng nguồn của sông Đà chảy vào Việt Nam?

  • Cột mốc 16
    0%
  • Cột mốc 17
    0%
  • Cột mốc 18
    0%
  • Cột mốc 19
    0%
Chính xác

Cột mốc 17 thuộc địa phận xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nơi đây được coi là thượng nguồn của sông Đà chảy vào Việt Nam. Nơi ngã ba sông cắm mốc 17 có một con suối lớn phụ nhánh tuôn ra nên mốc biên giới được chia làm ba mốc: 17 (1), 17 (2), 17 (3). Nếu như cột mốc số 17 (2) và 17 (3) đặt trên bờ suối phía Trung Quốc thì cột mốc số 17 (1) đặt trên bờ suối phía Việt Nam.