- Tỉnh Đắk Lắk đã giao huyện Krông Pắk xem xét, thanh lý hợp đồng đối với hơn 500 giáo viên tuyển dôi dư sau nhiều tháng họp bàn.
Theo đó, UBND huyện Krông Pắk đang triển khai các bước rà soát lại hợp đồng của 508 giáo viên tuyển dôi dư để có phương án thanh lý theo đúng quy định.
Một lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk cho biết, địa phương đang họp bàn các phương án để tìm nguồn kinh phí thực hiện việc thanh lý và chuyển đổi nghề nghiệp cho số giáo viên dôi dự này.
Hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk bị đẩy ra đường sau nhiều năm đứng trên bục giảng |
Theo vị này, toàn bộ số giáo viên đều là hợp đồng nên phải làm đúng quy định. Sau khi rà soát nếu còn vị trí việc làm thì vẫn để giáo viên dạy, không thì buộc phải chấm dứt hợp đồng.
Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk giao UBND huyện Krông Pắk rà soát, tổng hợp các khoản kinh phí phải chi trả cho số giáo viên hợp đồng tuyển dôi dư để tỉnh làm căn cứ hỗ trợ.
Lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết, để giải quyết các chế độ thôi việc cho số giáo viên dôi dư, phải cần khoảng 5 tỉ đồng, tuy nhiên chưa biết lấy từ nguồn nào.
Như VietNamNet đã thông tin, 3 đời chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (giai đoạn từ năm 2011 đến hết 2016) đã ký tuyển dụng ồ ạt dư hơn 600 người giáo viên hợp đồng từ cấp mầm non đến THCS.
3 đời Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã vung bút ký tuyển dụng dôi dư hơn 600 giáo viên |
Vào ngày 9/3 vừa qua, UBND huyện Krông Pắk tổ chức thông báo việc chấm dứt hợp đồng với 208 giáo viên (trong số 600 giáo viên dôi dư) không có chỉ tiêu biên chế năm 2017.
Sự việc khiến hàng trăm giáo viên bất bình kéo lên trụ sở UBND huyện phản đối, gây áp lực. Nhiều giáo viên làm đơn tố cáo đã phải bỏ hàng trăm triệu đồng chạy việc mới được nhận vào dạy hợp đồng.
Tiếp đó, huyện Krông Pắk đã tổ chức thi tuyển giáo viên, có 300 người không trúng tuyển. Như vậy, tổng số giáo viên hợp đồng phải thanh lý là 508 người.
Liên quan đến việc này, các ông Nguyễn Thành Dũng (Bí thư Huyện ủy) và Y Suôn Byă (Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk) đã cùng bị kỷ luật khiển trách do có sai phạm trong quản lý, điều hành.
Trước đó, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (nguyên phó Ban Nội chính, nguyên chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn 2011-2016) cũng bị kỷ luật cảnh cáo do trực tiếp ký tuyển dụng dư hơn 400 giáo viên; có nhiều sai phạm trong quản lý; xây dựng “biệt phủ” trên đất nông nghiệp…
Công an huyện Krông Pắk đã tiếp nhận đơn của nhiều giáo viên tố cáo phải đưa tiền mới được đi dạy. Cơ quan này đã khởi tố, bắt giam một hiệu trưởng để điều tra về hành vi nhận hàng trăm triệu đồng chạy việc.
Chưa tìm ra kinh phí hỗ trợ 500 giáo viên mất việc
Theo tính toán, khoản kinh phí để hỗ trợ cho 514 giáo viên mất việc sắp tới phải từ 4-5 tỉ đồng, nhưng Đắk Lắk vẫn chưa tìm ra nguồn.
Đắk Lắk đề nghị dừng đưa tin vụ 500 giáo viên mất việc
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị có ý kiến chỉ đạo các cơ quan báo chí tạm dừng đưa tin vụ 500 giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc để tránh làm nóng vấn đề.
500 giáo viên mất việc: Bộ Nội vụ đề nghị Đắk Lắk điều tra
Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, điều tra dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại Krông Pắc.
Những người để xảy ra câu chuyện 500 giáo viên mất việc: "Rất đáng lên án!"
Ông Trần Kim Tự, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng những người để xảy ra câu chuyện 500 giáo viên bị dừng hợp đồng ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) rất đáng lên án.
500 giáo viên mất việc: Đắk Lắk đề nghị tuyển dụng về một mối
Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo nhanh gửi Bộ GD-ĐT về việc hơn 500 giáo viên có nguy cơ mất việc, đồng thơi nêu lên những bất cập trong tuyển dụng.
Trùng Dương