Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn so với phụ nữ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của nam giới, ngoài yếu tố di truyền, thời gian làm việc nghỉ ngơi, các thói quen trong cuộc sống như hút thuốc, uống rượu cũng có tác động rất lớn tới tuổi thọ.
Chúng ta có thể quan sát phát hiện, đàn ông có tuổi thọ ngắn thường có một số đặc điểm chung, trên cơ thể sẽ xuất hiện “2 dày, 4 chậm”:
"2 dày"
1. Cổ “dày”
Theo Aboluowang, những người có cổ dày thường bị dư cân, béo phì, chất béo tích tụ trong cơ thể tương đối nhiều, trong đó có ở cả phần cổ. Do đó, họ rất dễ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não, những căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, có thể đe dọa tính mạng, nguyên nhân khiến nam giới giảm tuổi thọ.
Mỡ cổ cũng có thể gây áp lực lên đường hô hấp chính của cơ thể khiến nam giới khó thở hơn. Điều này đặc biệt tồi tệ vào ban đêm, làm tăng mối nguy ngưng thở khi ngủ, đột quỵ và trầm cảm.
Ngoài ra, những người có cổ dày cũng là dấu hiệu cho thấy hạch bạch huyết hoặc tuyến giáp có sự bất thường, điều này làm rối loạn sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, không có lợi cho sức khỏe thể chất.
2. Eo “dày”
Có một lớp chất béo mỏng nhìn thấy được xung quanh vòng eo là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng khi phần eo bụng của nam giới càng ngày càng dày thì chứng tỏ chất béo nội tạng càng nhiều, điều này sẽ gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Chuyên gia cảnh báo, mỡ nội tạng thường đi vào gan, chuyển hóa thành cholesterol. Cholesterol làm tắc nghẽn các động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Mỡ nội tạng ở bụng cũng có thể tác động đến các phản ứng hóa học gây viêm, dẫn đến kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy mỡ nội tạng khiến nam giới dễ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư ruột kết.
“4 chậm"
1. Đại tiện chậm
Tức là nam giới thường xuyên bị táo bón, phân cứng, mỗi lần đi vệ sinh phải mất hàng chục phút thậm chí lâu hơn.
Phân cứng liên quan đến nhiều thói quen không lành mạnh của nam giới như thức khuya, uống rượu, ngồi lâu và uống ít nước. Khi tuổi càng cao, chức năng đường tiêu hóa cũng sẽ yếu đi. Nếu bạn thường xuyên bị táo bón, rất dễ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não và thậm chí tăng tỷ lệ đột tử.
2. Ngủ chậm
Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng theo nhịp sinh học của cơ thể, chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Với người khỏe mạnh, thời gian để chìm vào giấc ngủ của họ rất nhanh, đồng thời sẽ ít khi tỉnh giấc vào giữa đêm.
Ngược lại, nếu mỗi đêm bạn đều trằn trọc trên giường quá 30 phút mà vẫn không thể ngủ được thì điều đó có nghĩa bạn đã mắc chứng mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu quả công việc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một người có chất lượng giấc ngủ thấp thường đi kèm với suy nhược cơ thể, da xấu, giảm tuổi thọ, thậm chí hình thành ung thư.
3. Đi chậm
Cơ thể con người cần dựa vào đôi chân để đi lại, nhưng khi tuổi tác tăng lên, sức mạnh của cơ chân trở nên yếu hơn. Các tổn thương cũng có thể xuất hiện ở khớp như viêm khớp, thấp khớp… Theo thời gian, các khớp sẽ bị phá hủy dẫn đến biến dạng khớp và ảnh hưởng đến tốc độ đi lại.
Do đó, nếu các vết thương bắt đầu xuất hiện ở chân và tốc độ đi lại tương đối chậm, điều đó có nghĩa là cơ thể nam giới đã bắt đầu lão hóa.
4. Chậm lành vết thương
Đối với người khỏe mạnh, vết thương sẽ đóng vảy nhanh. Đối với người cao tuổi, người có sức khỏe yếu, cơ chế đông máu trong cơ thể sẽ bị cản trở, khi vết thương bị vỡ cần có tác dụng của thuốc để cầm máu.
Hơn nữa, thời gian chữa lành vết thương rất dài, tốc độ chữa lành tương đối chậm và tốc độ sửa chữa tế bào đặc biệt chậm.
Hà Vũ