Thách thức dân số, ‘bom hẹn giờ’ cho kinh tế Trung Quốc
Vấn đề dân số đang bị cho là một 'quả bom hẹn giờ dài hạn' đối với Trung Quốc, khi các biện pháp khuyến khích sinh đẻ chưa sớm phát huy tác dụng.
Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, tính đến cuối năm 2022, nước này có 1,41175 tỷ người, giảm so với con số 1,41260 tỷ người một năm trước đó.
Tỷ lệ sinh trung bình năm ngoái của toàn Trung Quốc là 6,77 ca sinh trên mỗi 1.000 người, giảm so với tỷ lệ 7,52 ca sinh vào năm 2021 và đánh dấu tỷ lệ sinh thấp nhất được ghi nhận từ trước tới nay.
Cùng thời gian, nước này cũng chứng kiến tỷ lệ tử vong cao nhất kể từ năm 1976, ở mức trung bình 7,37 ca trên mỗi 1.000 người, tăng so với tỷ lệ 7,18 ca tử vong năm 2021.
Theo báo Guardian, phần lớn sự suy thoái nhân khẩu học như vậy là kết quả của chính sách một con của Trung Quốc, được áp dụng từ năm 1980 - 2015 cũng như chi phí giáo dục cao ngất ngưởng khiến nhiều người dân đại lục không thể sinh nhiều hơn một con hoặc thậm chí không có con.
Các chuyên gia dân số cảnh báo, thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử về nhân khẩu học như trên có thể đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ suy giảm dân số kéo dài ở Trung Quốc.
Mặc dù chính quyền địa phương kể từ năm 2021 đã triển khai các biện pháp khuyến khích người dân sinh nhiều con hơn, bao gồm cả khấu trừ thuế, kéo dài thời gian nghỉ thai sản và trợ cấp nhà ở, nhưng những giải pháp này dự kiến sẽ không bắt kịp xu hướng dài hạn.
Vấn đề dân số đang bị cho là một 'quả bom hẹn giờ dài hạn' đối với Trung Quốc, khi các biện pháp khuyến khích sinh đẻ chưa sớm phát huy tác dụng.
Chính sách sinh con thứ 3 của Trung Quốc là dù được cho là đúng đắn, nhưng là chưa đủ để vượt qua lực cản nhân khẩu học đối với nền kinh tế nước này.
Vấn đề dân số đang đặt ra viễn cảnh không mấy sáng sủa đối với Trung Quốc.