LTS: Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều quy định, kết luận liên quan đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó phải kể đến, Kết luận 14 ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Quy định 37 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều Đảng viên không được làm ban hành ngày 1/11/2021; Quy định 41 Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ ban hành ngày 3/11/2021… Các quy định, kết luật này một lần nữa chứng tỏ quyết tâm của Đảng ta, bên cạnh chống tham nhũng quyết liệt, mạnh mẽ thì cũng đồng thời tập trung vào phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực đúng như tinh thần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu các hành vi sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”. Qua những quy định trong các văn bản này cho thấy, một mặt Đảng quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực với những cán bộ, Đảng viên vi phạm nhưng một mặt Đảng cũng khuyến khích và bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Một trong những điểm mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận tại Hội nghị Trung ương 4 vừa qua là: “Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải tích cực phòng ngừa và chủ động, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực...”

Báo VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản để làm rõ hơn nội dung này.

Phải trị tận gốc

Theo ông, so với Nghị quyết Trung ương 4 các khóa trước, vấn đề xây dựng chỉnh đốn Đảng lần này có sự khác biệt như thế nào?

Cán bộ, đảng viên rất hoan nghênh Bộ Chính trị, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 4 lần này đã mở rộng phạm vi trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, không chỉ dừng lại ở phòng chống tham nhũng mà còn phòng chống tiêu cực, trong đó lấy phòng chống tiêu cực làm trọng tâm, trọng điểm.

Bởi vì phòng chống tiêu cực chính là phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Suy thoái đến một mức nào đó là tự diễn biến, tự chuyển hóa, phai nhạt lý tưởng, không kiên định với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không kiên định với con đường độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

{keywords}
PGS.TS Vũ Văn Phúc

Tiêu cực ở đây rộng hơn tham nhũng rất nhiều. Trước hết là tiêu cực trong tư tưởng, suy nghĩ ẩn giấu bên trong mỗi con người rất khó phát hiện. Từ đó dẫn đến suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và ngay cả vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng là tiêu cực trong tư tưởng. Cái gốc của việc này là chủ nghĩa cá nhân.

Tiêu cực trong suy nghĩ dẫn đến tiêu cực trong lời nói, từ đó dẫn đến tiêu cực trong hành động. Cán bộ công chức ăn cắp thời gian, đi muộn về sớm cũng là hành động tiêu cực nhưng ở mức độ cao là hành động tham nhũng.

Lần này, Trung ương đã gắn phòng chống tham nhũng với phòng chống tiêu cực. Chúng tôi rất tán thành ý kiến của Tổng Bí thư đã nêu, tham nhũng làm mất của cải, mất của cải còn có thể làm ra được nhưng cán bộ đảng viên hư hỏng, tiêu cực mà biểu hiện cao nhất của tiêu cực là về suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tự chuyển biến, tự chuyển hóa thì còn mất cán bộ. Mất con người là mất hết.

Như Bác Hồ nói, con người là gốc của mọi công việc; nếu cán bộ hư hỏng, tiêu cực thì công việc hỏng. Cán bộ nào phong trào đó, nếu cán bộ, nhất là người đứng đầu hết lòng phụng sự tổ quốc, nhân dân thì phong trào của cơ quan, đơn vị đó sẽ tốt, hiệu quả và ngược lại.

Vì sao đến bây giờ vấn đề phòng chống tiêu cực mới được Đảng ta đề cập gắn liền với phòng chống tham nhũng, thưa ông?

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, chúng ta đã đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và sự tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Thực tiễn chỉ ra ngày càng rõ hơn, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng không chỉ dừng lại ở phòng chống tham nhũng. Bởi vì tham nhũng, lợi ích nhóm chỉ là bề nổi của chủ nghĩa cá nhân. Nếu chỉ phòng chống tham nhũng thì chỉ làm phần ngọn mà chưa làm đến cái gốc sâu xa là triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.

Nghị quyết Trung ương 4 lần này nhấn mạnh đến phòng chống tiêu cực là để kiên quyết diệt tận gốc chủ nghĩa cá nhân. Đây mới là sóng ngầm bên trong, đe dọa sự tồn vong của chế độ cần phải trị tận gốc.

Một sự đổi mới đột phá về tư duy của Đảng ta

Như ông nói, tham nhũng là bề nổi dễ thấy, còn tiêu cực là cái gốc nhưng lại là “tảng băng chìm”. Vậy làm sao nhận biết được để xử lý đúng người và diệt tận gốc?

Rất là mừng khi vừa rồi Hội nghị Trung ương 4 đã bổ sung, hoàn thiện quy định về những điều đảng viên không được làm. Đấy chính là những nội dung cụ thể để sắp tới đây chúng ta dễ dàng nhận diện, phát hiện ra những hành vi tiêu cực của cán bộ Đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Sắp tới đây, Trung ương sẽ ban hành kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII mà Trung ương 4 khóa XIII vừa thông qua. Trong đó bổ sung rất nhiều nội dung và giải pháp cụ thể để làm sao sớm phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, tương ứng với các biểu hiện đó có những biện pháp xử lý tốt hơn.

Đặc biệt trong Quy định 22 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng mà Trung ương ban hành mới đây có quy định rõ những biểu hiện nào về tiêu cực, biểu hiện nào về tham nhũng, mức độ xử lý như thế nào.

Từ các quy định của Trung ương nói trên chúng ta sẽ có căn cứ để phát hiện, xử lý những hành vi tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.

Có ý kiến lo ngại, với việc mở rộng xử lý cán bộ Đảng viên như vậy sẽ dẫn đến tâm lý “nằm im chờ thời”, không dám làm gì?

Theo tôi, không có chuyện đó. Tháng 9 vừa rồi, Bộ Chính trị đã ra kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung là một sự đổi mới đột phá về tư duy của Đảng ta.

Từ những bài học lịch sử như Bí thư Kim Ngọc ở Vĩnh Phúc, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong việc làm đường dây 500Kv… Gần đây trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19, rất nhiều cơ quan, cấp ủy, cán bộ có cách làm sáng tạo.

Kết luận 14 của Bộ Chính trị có 2 vế. Vế đầu là khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, hành động quyết liệt, đột phá vì lợi ích chung.

Những hành động của họ với động cơ hết sức trong sáng, với khát khao cống hiến cho sự phát triển của đất nước, không trái với điều lệ Đảng, không trái với Hiến pháp, pháp luật thì được khuyến khích để họ phát huy hết tài năng trí tuệ của mình ra. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng quy định bảo vệ những cán bộ này trong trường hợp họ làm nhưng chưa thành công.

Lần này Trung ương, Bộ Chính trị đã ra quy định, kết luận rất đồng bộ, rộng đường, trở thành động lực cho những người thực sự muốn cống hiến cho đất nước, cho nhân dân phát huy hết tài năng của mình. Bên cạnh đó, Đảng ta kiên quyết diệt trừ tận gốc những ai bị chủ nghĩa cá nhân chi phối.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, hàng loạt cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, trong đó có cả cán bộ cấp cao và đáng chú ý là việc xử lý kỷ luật cùng một lúc 11 tướng lĩnh cảnh sát biển mới đây. Thực tế này nói lên điều gì trong công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, thưa ông?
Điều này cho thấy, công tác xử lý cán bộ, đảng viên có sai phạm của Đảng ta tiếp tục được đẩy mạnh với tinh thần kiên quyết, kiên trì, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.
Điển hình là trường hợp ông Trần Văn Nam cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và gần đây lần đầu tiên, Đảng xử lý kỷ luật cả Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển với hơn 10 tướng lĩnh, trong khi cơ quan này mới thành lập.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng băn khoăn rất nhiều sai phạm của cán bộ cấp chiến lược diễn ra từ nhiều năm nhưng tại sao không phát hiện sớm, phải chăng công tác cán bộ vẫn có lỗ hổng.

Thu Hằng - Trần Thường (thực hiện)

Bài 3: Không có liêm sỉ, ít ai thấy được khuyết điểm để 'cởi áo từ quan'

Tổng Bí thư: Từng ủy viên Bộ Chính trị phải gương mẫu, nói đi đôi với làm

Tổng Bí thư: Từng ủy viên Bộ Chính trị phải gương mẫu, nói đi đôi với làm

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định; từng ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải nói đi đôi với làm.