Chức năng của hệ miễn dịch là ghi nhớ mầm bệnh và bảo vệ cơ thể khỏi các cuộc tấn công trong tương lai. Thông thường, sự lưu nhớ này được tạo ra một cách tự nhiên sau khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh hoặc có sự trợ giúp của vắc xin.
Hệ miễn dịch kém khiến cơ thể nhiễm bệnh, các virus sinh sôi và phát triển. Bởi vậy, chúng ta phải nhận thức được các dấu hiệu của hệ miễn dịch kém và giữ cho cơ thể luôn sẵn sàng chống lại sự tấn công của yếu tố gây hại.
Hay cáu giận
Một cơ thể khỏe mạnh mới đem lại một tâm trí bình tĩnh. Khi bạn không khỏe, điều đó chắc chắn sẽ bộc lộ qua tinh thần của bạn. Ngoài ra, một số cảm giác khó chịu nhất định có thể là hậu quả của tình trạng nhiễm bệnh mà các triệu chứng có thể không biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, nếu bạn thường xuyên cáu kỉnh và kiệt sức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cảm thấy uể oải
Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng khác của hệ miễn dịch kém. Vì bạn chiến đấu liên tục chống lại các mầm bệnh tấn công từ bên ngoài, các phản ứng bên trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Phản ứng của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh làm tiêu hao năng lượng của bạn. Chính vì thế dù ngủ thường xuyên nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Vết thương lâu lành
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao vết cắt trên da mãi không lành? Hay vết bỏng mà bạn đã bị một tuần trước đó lâu đỡ? Khả năng miễn dịch yếu khiến vùng da bị thương không có khả năng tái tạo và chữa lành. Quá trình phục hồi của một cơ thể phụ thuộc vào hệ miễn dịch; khả năng miễn dịch càng mạnh thì việc chữa lành càng nhanh.
Dễ bị cảm lạnh
Người lớn bị cảm lạnh thông thường 2-3 lần một năm là điều bình thường. Nhưng nếu bị ốm nhiều hơn thế, bạn nên theo dõi hệ miễn dịch của mình. Những người có hệ miễn dịch yếu bị cảm lạnh dễ dàng và thường xuyên.
Covid-19 và phản ứng miễn dịch
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết những người nhiễm Covid-19 vào năm 2020 đã phát triển kháng thể từ 1-3 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
"Những bệnh nhân mắc bệnh nặng dường như có mức độ kháng thể trung hòa cao hơn. Những người bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng có mức kháng thể trung hòa thấp. Ở những người này, có thể phản ứng miễn dịch bẩm sinh và tế bào T đã loại bỏ virus", báo cáo cho biết.
Thông thường, một người từng nhiễm virus sẽ được bảo vệ chống lại đợt tấn công mới nếu có đủ kháng thể. Tuy nhiên, những thay đổi trong trình tự virus có thể làm cho khả năng miễn dịch kém hiệu quả hơn.
Cho đến nay, 5 chủng virus SARS-CoV-2 đã được xếp vào danh mục các biến thể gây lo ngại. Một số chủng tái tổ hợp cũng đã ra đời.
Giải pháp
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi nhận thế hệ miễn dịch kém là hỏi ý kiến bác sĩ, bước thứ hai là thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống. Thực phẩm hữu cơ theo mùa sẽ thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn nên ăn nhiều món ăn giàu vitamin, chứa chất chống oxy hóa.
An Yên (Theo Times of India)
Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
Asal Shirazi, 57 tuổi, sống chung với căn bệnh xơ cứng bì hiếm gặp trong nhiều năm.