1. Đâu là ngôi làng khoa bảng, quê của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

  • Mộ Trạch (Hải Dương)
    0%
  • Quỳnh Đôi (Nghệ An)
    0%
  • Nguyệt Viên (Thanh Hóa)
    0%
  • Ngọc Quan (Bắc Ninh)
    0%
Chính xác

Xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) nổi tiếng với bề dày văn hóa, truyền thống cách mạng và truyền thống khoa bảng. Xã rộng 4,15km2, gồm 8 thôn, nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Lưu 5km về phía Đông Bắc. Quỳnh Đôi là tên xã, cũng có làng cùng tên.

Theo thống kê của UBND xã Quỳnh Đôi, từ năm 1378 - 1918, xã có 734 người đậu tú tài và cử nhân, 4 phó bảng, 7 tiến sỹ, 2 hoàng giáp, 1 thám hoa. Sau năm 1945 đến nay, xã có 55 tiến sĩ, 16 phó giáo sư. Ngoài truyền thống khoa bảng, nơi đây cũng được biết tới là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

2. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

  • Nữ hoàng thi ca
    0%
  • Thi tiên
    0%
  • Thi thánh
    0%
  • Bà chúa thơ Nôm
    0%
Chính xác

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) được nhiều người mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn bởi lối thơ điêu luyện, hàm ý sâu sắc. Bà vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh song cuộc đời gặp nhiều éo le khi hai lần đò đều lỡ dở, bao nhiêu nỗi niềm đều gửi hết vào thơ.

Nói như Xuân Diệu, “thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương”.

Các tác phẩm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng như: Bánh trôi nước, Vịnh cái quạt, Lời mời trầu...

3. Xã Quỳnh Đôi nổi tiếng với làng nghề gì?

  • Đúc đồng
    0%
  • Làm hương trầm
    0%
  • Dát vàng
    0%
  • Dệt chiếu
    0%
Chính xác

Nghề hương trầm ở Quỳnh Đôi có từ hàng trăm năm, tuy nhiên đến 2012 mới chính thức thành lập làng nghề. Bằng bí quyết gia truyền, hương trầm Quỳnh Đôi cho mùi hương êm dịu, khác biệt so với sản phẩm của những địa phương khác.

Theo các nghệ nhân của làng, que hương trầm đạt chuẩn sẽ có mùi thơm đặc trưng với hơn 16 vị, kết tinh từ các nguyên liệu như bột mía, bột hương lâu, hoa hồi, thảo quả, đinh hương, quế chi, rễ tế tân, sinh địa… Hiện nhiều bước trong quá trình chế hương trầm vẫn được người làng Quỳnh Đôi làm theo phương pháp thủ công truyền thống. 

4. Vị danh nhân nào của làng Quỳnh Đôi là đại quan thời Lê Trung hưng, làm đến chức Thượng thư bộ Hình?

  • Hồ Sĩ Đống
    0%
  • Hồ Đắc Trung
    0%
  • Hồ Thông
    0%
  • Hồ Phi Tích
    0%
Chính xác

Hồ Phi Tích là người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, sinh năm 1665 dưới thời vua Lê Hiển Tông. Ông là người nổi tiếng thông minh, tham gia kỳ thi Hương và đỗ Hương Cống năm 20 tuổi.

Năm 26 tuổi, Hồ Phi Tích đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1770), sau đó làm đến chức Thượng thư bộ HÌnh, tước Huỳnh Quận công, được vua tin tưởng cử đi xứ nhà Thanh. Trong quá trình đấu tranh với triều đình phương Bắc, phái đoàn của ông thành công bảo vệ chủ quyền đất nước, buộc nhà Thanh phải trao trả các khu mỏ ở Tụ Long, Hà Giang và đồng thuận về địa giới một số nơi tại Tuyên Quang, Hưng Hóa.

Hồ Phi Tích cũng tham gia dẹp yên các cuộc nổi loạn trong nước và tham vấn nhiều chính sách giúp ích nước, lợi dân. Khi qua đời, ông được người làng Quỳnh Đôi lập nhà thờ để tưởng nhớ công ơn. Năm 2015, mộ và nhà thờ của ông chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

5. Xã Quỳnh Đôi được đề xuất sáp nhập với xã nào tại huyện Quỳnh Lưu?

  • Đôi Hậu
    0%
  • Quỳnh An
    0%
  • Quỳnh Hậu
    0%
  • An Hậu
    0%
Chính xác

Ngày 9/4/2024, UBND huyện Quỳnh Lưu gửi tờ trình về việc sáp nhập 15 xã trên địa bàn huyện thành 7 xã mới. Trong đó xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu sẽ gộp thành xã mới là Đôi Hậu. Tuy nhiên, tờ trình sau đó không được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận do các ý kiến trái chiều về cách đặt tên xã mới. Đến ngày 20/4, chính quyền địa phương đã họp và chọn tên Quỳnh An thay cho Đôi Hậu, dự kiến quá trình lấy ý kiến cử tri về tên mới sẽ được tiến hành vào đầu tháng 5.