Chính phủ chỉ đạo phấn đấu giảm ít nhất 1,5-2% lãi suất cho vay
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện các giải pháp điều hành phù hợp và chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng thực hiện tiết kiệm chi phí hoạt động; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất khoảng 1,5-2%) nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ.
6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả giúp Việt Nam thu về gần 2,7 tỷ USD, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, chiếm 65,8% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay. Thị trường này đã chi gần 1,77 tỷ USD để mua các loại rau quả Việt, tăng 120% so với cùng kỳ 2022. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, chiếm 65,8% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay (cùng kỳ năm ngoái là 47,5%). Thị trường này đã chi gần 1,77 tỷ USD để mua các loại rau quả Việt, tăng 120% so với cùng kỳ 2022. (Xem thêm)
Đề xuất Nhà nước bảo lãnh trái phiếu như tiền gửi ngân hàng
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế với lãi suất huy động giảm mạnh.
VAFI kiến nghị, cần xây dựng các loại trái phiếu an toàn tuyệt đối, là trái phiếu được bảo lãnh thanh toán tiền lãi và vốn gốc đúng hạn trong mọi tình huống, nhưng có thể có rủi ro nhỏ như lạm phát, VND mất giá. Tổ chức này cũng đề xuất xây dựng loại Trái phiếu do các ngân hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh phát hành và được Ngân hàng nhà nước bảo lãnh thanh toán. (Xem thêm)
Chính thức có gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lâm, thủy sản
NHNN đã ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản có vốn tín dụng khoảng 15.000 tỷ đồng (cao hơn dự kiến đặt ra gói 10.000 tỷ đồng), thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, thấp hơn tối thiểu từ 1-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. (Xem thêm)
Đề xuất EVN được tự tăng giảm giá điện dưới 5% mỗi quý
Bộ Công Thương vừa đưa ra phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính toán giá bán lẻ điện bình quân.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng. (Xem thêm)
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,8% năm 2023
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á tháng 7 năm 2023, trong đó hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024.
Theo ADB, nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024. (Xem thêm)
Không để tình trạng 'vốn chờ dự án' trong thực hiện đầu tư công
Chiều 21/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Liên quan đến thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, báo cáo tại hội nghị cho thấy, 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN có những chuyển biến tích cực. Nhưng áp lực giải ngân kế hoạch vốn NSNN năm 2023 còn rất lớn, khoảng 491.000 tỷ đồng. (Xem thêm)
Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu, gạo Việt tiếp tục tăng giá
Ngày 20/7, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati), quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu. (Xem thêm)
Chính thức vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Ngày 19/7, Bộ Tài chính tổ chức lễ khai trương và chính thức đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Tính đến cuối năm 2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 12,6% GDP, bằng 10% tổng dư nợ tín dụng, cho thấy đây là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. (Xem thêm)
Xây dựng hệ thống dự trữ xăng dầu, khí đốt quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75-80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng. (Xem thêm)
Cần 134 tỷ USD đầu tư nguồn điện, lưới điện đến năm 2030
Bộ Công Thương vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII.
Theo tiến độ dự kiến và khối lượng xây dựng các công trình nguồn điện, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 dự kiến là 113,3-134,7 tỷ USD. (Xem thêm)