Nà pha (vỏ chăn của người Thái tại Nghệ An) là những sản phẩm gần như không thể sưu tập được ở cộng đồng nữa, đang được giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Sau nhiều năm, những tấm Nà pha đã được quy tụ lại và gìn giữ trong một bộ sưu tập quý hiếm, gần như không sưu tập được ở cộng đồng nữa, đang được giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trưng bày kéo dài đến ngày 17/1/2025 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và sẽ liên tục được thay đổi hiện vật. 

Triển lãm lần này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả trẻ yêu văn hóa hay các du khách nước ngoài bởi sự độc đáo, cầu kỳ.

W-dd784cca7958c0069949.jpg
Trưng bày giới thiệu 190 tấm mặt chăn (nà pha), trong đó 101 hiện vật đã được giám định và cấp Giấy chứng nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1195/QĐ-SVHTT ngày 14/10/2024.

Biên bản giám định hiện vật của Hội đồng giám định hiện vật, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho thấy, với niên đại từ 30 đến 90 năm, bộ sưu tập được xem là một trong những di sản đồ vải quý hiếm còn sót lại.

W-fd2ee5f193612a3f7370.jpg
Thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa, Nà pha thể hiện nét đặc trưng trong sản phẩm đồ vải của người Thái tại Nghệ An.
Tiến sĩ Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết các tấm nà pha thuộc bộ sưu tập đồ vải của Thủ công Trúc Lâm, sưu tầm từ những năm 1990 tại vùng người Thái Trắng (nhóm Tày Mường) ở miền Tây Nghệ An.
W-z5943781778324_3723000010b0ea04cd937b3f6aa68305.jpg
"Đây là bộ sưu tập được chuyên gia di sản, chuyên gia dân tộc học đánh giá là di sản quý hiếm mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Việc hợp tác công tư về văn hóa cũng là một chủ trương mà UNESCO luôn đề cao, khuyến khích", ông Quang khẳng định.
W-z5943781828884_c58ea8d946584f347093919c1659d495.jpg
Theo Tiến sĩ Vi Văn An (người Thái ở Nghệ An), nà pha được dùng làm vỏ chăn, của hồi môn cho cô dâu, làm quà tặng khi về nhà chồng, giữ ấm cho trẻ em vào mùa đông và trang trí trong ngày Tết...
W-z5943781858416_1e0d46ce8326727ea63599dfaf06570a.jpg
Qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa cùng với những nguyên liệu tự nhiên, nà pha thể hiện nét đặc trưng thẩm mỹ trong sản phẩm đồ dệt của người Thái Nghệ An.
W-z5943781863360_91812c2c8c5a68701bf0e508e0055306.jpg
Trong trưng bày, có nhiều hoa văn động vật cả trên cạn cả dưới nước trên nà pha. Ngoài được thêu trên mặt chăn, loại hoa văn này cũng xuất hiện khá phổ biến trên chân váy của người Thái.
Các hoa văn động vật đều có ý nghĩa biểu tượng riêng. Rồng tượng trưng cho sức mạnh, kết hợp yếu tố lành và dữ...
W-z5943781863360_91812c2c8c5a68701bf0e508e0055306.jpg
Voi đại diện cho lòng trung thành; hươu, nai và chim công biểu trưng cho vẻ đẹp; ngựa tượng trưng cho sự tự do.
W-z5943781895969_8daac499cae1262f67eb9ab9d64d579e.jpg
Hoa văn hình thực vật cũng có trên các nà pha của trưng bày này. Đây cũng là loại hoa văn xuất hiện phổ biến trên mặt chăn và chân váy, bao gồm các loài hoa, quả rừng, hạt, cây cỏ, đót dừa, lá cau, rau dớn, rau bợ.
W-z5943781943491_48e15ad1797aa14d4d9e40d44d401d02.jpg
Theo Tiến sĩ Vi Văn An, hình đót dừa tượng trưng cho sự định cư, hình quả trám và quả sổ gợi nhắc về các loại quả đã cứu người khỏi nạn đói, còn hình hạt dưa liên quan đến vai trò của phụ nữ và kinh nghiệm xen canh giữa bông và dưa.
W-bc95df60eaf253ac0ae3.jpg
“Với niên đại từ 30 đến 90 năm, bộ sưu tập này được xem là một trong những di sản đồ vải quý hiếm còn sót lại. Không chỉ phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái, bộ sưu tập còn mang giá trị lịch sử, văn hóa và đặc biệt là tính thẩm mỹ của người Thái qua việc thể hiện màu sắc và hoa văn độc đáo, tinh tế”, Tiến sĩ Vi Văn An khẳng định.
W-7890e908dc9a65c43c8b.jpg
Các hoa văn trang trí thường được sắp xếp theo chiều ngang, tạo thành dải đối xứng hoặc xen kẽ, với phong cách chủ yếu là tả thực, thể hiện bốn chủ đề chính: động vật, thực vật, đồ vật và các hiện tượng tự nhiên.

minhhoa.png
Thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa, Nà pha thể hiện nét đặc trưng trong sản phẩm đồ vải của người Thái tại Nghệ An.

hiện nay người Thái ở phía tây Nghệ An, đặc biệt là vùng ven quốc lộ 48, vẫn duy trì việc dệt các tấm chăn thổ cẩm bằng những họa tiết hoa văn này nhưng độ tinh xảo cũng như chất liệu, gam màu không còn như các tấm trưng bày ở đây.

Nà pha xưa được dùng làm vỏ chăn, của hồi môn cho cô dâu làm quà tặng khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông, trang trí ngày Tết…

Nhưng ngày nay những nơi còn dệt sản phẩm này thì đều làm theo thẩm mỹ ưa chuộng của người nước ngoài để xuất khẩu.

Cho nên những nà pha theo cách làm và thẩm mỹ truyền thống đã không còn nữa.



Câu chuyện từ những tấm Nà Pha đang được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là minh chứng sống động cho thấy, nghề dệt thổ cẩm của người Thái đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần người dân nơi đây, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Tại hầu hết các huyện miền núi và trung du ở Nghệ An nơi cư dân Thái sinh sống: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương và một số xã thuộc huyện đồng bằng Quỳnh Lưu, các gia đình người Thái đều biết làm nghề thủ công. Trong đó có các nghề trồng bông dệt vải, dệt thổ cẩm rất nổi tiếng. 

Theo truyền thống của người Thái Thanh, các cô dâu trước khi về nhà chồng không những phải tự may trang phục cho bản thân mình, mà còn phải chuẩn bị quà tặng cho gia đình chồng bằng các loại chăn, đệm, vải, màn… Số lượng quà tặng phải chuẩn bị cho gia đình chồng trước lễ cưới khá nhiều, thường ít nhất là một đôi chăn đen, một đôi chăn đỏ, một đôi đệm nhồi bông lau, 20 gối thêu, 2 bộ váy áo, 10 đến 20 sải vải bông trắng và một chiếc màn trang trí kiểu truyền thống.

Thông thường, để chuẩn bị cho những món quà tặng này, mẹ của cô dâu cùng các chị em họ hàng sẽ phải giúp cô dâu dệt vải, may vá, thêu trước khoảng từ 2-3 năm. 

Chính vì thế, các cô gái Thái Thanh từ khi còn nhỏ đã được mẹ, bà dạy nghề dệt vải, để đến khi trưởng thành là có thể tự dệt, may trang phục, khăn, chăn màn, đệm… để chuẩn bị cho đám cưới. Và bản thân các cô gái Thái Thanh cũng phải cố gắng học hỏi từ các bà và các mẹ để có được kỹ năng dệt vải thành thạo. Đây cũng là lý do người dân tộc Thái Thanh rất coi trọng kỹ năng dệt vải, thêu thùa.

Không chỉ trang phục cầu kỳ, mà chăn, màn… của người Thái Thanh cũng được trang trí rất tỉ mỉ, được làm rất công phu, bởi vì đây là những món quà tặng quan trọng trong đám cưới.

Phổ biến nhất là chăn truyền thống với loại dệt hoa văn đen, trắng, được may ghép từ hai tấm vải dệt từ sợi bông trắng và đen, mỗi tấm dệt rộng khoảng 50-60cm và dài khoảng 150cm. Chăn có sợi ngang và dọc màu trắng, còn sợi đan hoa văn là màu đen. Chăn được may thêm viền từ 12 đến 15 cm chung quanh, lót mặt sau bằng vải trắng. Ngày nay, người ta còn sử dụng những loại sợi tổng hợp màu xanh, đỏ để dệt thay vì dệt từ sợi bông truyền thống.

Một loại chăn khác tương tự là chăn hoa văn nền đỏ, tương tự như chăn trắng đen nhưng thường dùng sợi đỏ để dệt nền.

Một loại chăn khá cầu kỳ và được sáng tạo tự do từ bàn tay người thợ dệt, là chăn hoa văn tự do. Chăn dệt hình hoa văn các loài động vật, mặt trời, hoa lá. Mỗi người thợ lại có cách sắp xếp sợi để tạo ra một loại hoa văn riêng, làm nên những bức tranh sinh động. Tùy theo từng khổ vải mà người ta dệt liên một tấm khổ rộng hoặc may ghép hai tấm khổ nhỏ hơn. Chăn không chỉ dùng để đắp mà còn để treo trang trí trong nhà. Chăn thêu các hoa văn hình con vật đặc biệt được dành tặng cho các đám cưới, đó là truyền thống của người Thái Thanh.