Trước đó, thay mặt UB Thường vụ Quốc hội trình bày giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật quy định không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài không được kinh doanh bất động sản là cần thiết.
Tuy nhiên, theo ĐBQH, dự thảo luật chưa thể hiện rõ việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài không được kinh doanh trực tiếp bất động sản, nhưng có được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp là công ty con để kinh doanh bất động sản và có giới hạn tỷ lệ góp vốn không. Đại biểu cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng trong dự thảo Luật, tránh cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện.
Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, để làm rõ các nội dung doanh nghiệp không được phép thực hiện, dự thảo Luật đã chỉnh sửa theo hướng doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp: mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của Quỹ đại chúng; mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ; cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng; nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nắm giữ.
Về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có 4 hình thức tổ chức doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật đối với hoạt động quản trị điều hành và công khai thông tin của công ty hợp danh và công ty tư nhân không có yêu cầu nghiêm ngặt như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, do đó, hình thức công ty tư nhân và công ty hợp danh không phù hợp đối với các công ty yêu cầu quy mô lớn, các công ty có lợi ích công chúng như lĩnh vực bảo hiểm.
Theo kinh nghiệm quốc tế, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm không áp dụng 2 loại hình doanh nghiệp này; lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng cũng không cho phép 2 loại hình doanh nghiệp này.
Vì vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ lựa chọn 2 hình thức tổ chức là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thêm vào đó, việc lựa chọn không có mô hình chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có sự khác biệt nhất định so với quy định của Luật Doanh nghiệp do bảo hiểm là lĩnh vực đặc thù, là hoạt động kinh doanh có điều kiện, do đó cần có yêu cầu đặc thù về công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
Quy định không có mô hình Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn này cũng tương tự quy định về cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng.
Về đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, dự thảo Luật đã mở theo hướng xã hội hóa việc đào tạo và trao quyền chủ động cho doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở đào tạo khác trong việc đào tạo kiến thức cơ bản và cập nhật kiến thức về sản phẩm bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm.
Tuy nhiên, do kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để bảo đảm chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực, cần thiết phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm tương tự như quy định đối với lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán.
Trần Thường
Đề xuất thắt chặt việc cấp phép hoạt động cho các tư vấn viên bảo hiểm
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 12 năm kết dư nghìn tỷ chưa chi đồng nào
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm từ khi thành lập đến nay kết dư 1.000 tỷ nhưng chưa chi đồng nào. Một số ĐBQH nói như vậy là tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân.
Đề nghị cấm làm phiền, quấy nhiễu trong kinh doanh bảo hiểm
Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định cấm trước thực tế người dân bức xúc vì bị nhắn tin, điện thoại làm phiền.