Hiện nay những thách thức mà Việt Nam gặp phải về sự gia tăng năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, và giá trị gia tăng của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong bối cảnh đó, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu kinh tế cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chia sẻ về kinh nghiệm để tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và xuất khẩu với VietNamNet, ông Lê Thanh Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác TCI nhấn mạnh: “Chúng ta phải đặt vấn đề, thứ nhất, các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam họ sẽ tìm những nhà cung cấp trong nước, mục tiêu chính của họ là gì. Đó chính là tìm nhà cung cấp chi phí rẻ. Vậy chúng ta phải làm gì để đáp ứng được mục tiêu của họ. Đấy chính là câu hỏi mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải trả lời được”.
Ông Lê Thanh Thủy cho biết, TCI tham gia lĩnh vực sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã đến 16 năm. Trải qua 16 năm, bản thân doanh nghiệp cũng đã học hỏi, đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Để tham gia được chuỗi cung ứng và là công ty vệ tinh cho tập đoàn lớn, TCI đã dần dần xây dựng được đội ngũ, có được mạng lưới và các mối quan hệ tốt với các tổ chức.
Từ phía công ty, chúng tôi phải định hướng được chúng tôi làm cái gì và làm cho aI?. Đấy là một câu hỏi rất khó vì đối với doanh nghiệp Việt Nam chúng ta phải biết là chúng ta có rất nhiều hạn chế và những điểm yếu hơn so với nhà cung cấp khác. Khi công ty FDI vào Việt Nam thường thường họ sẽ có nhà cung cấp của họ đi theo. Chúng ta phải làm gì để có khả năng cạnh tranh được.
Sau khi trả lời được câu hỏi đó thì việc lựa chọn được công nghệ như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng quan trọng không kém. Bây giờ nếu đầu tư công nghệ cao, công nghệ hiện đại thì chi phí chắc chắn sẽ không hề rẻ. Không chỉ vậy, ở Việt Nam, điều khăn nhất là lãi suất ngân hàng từ 8-10%, thậm chí là hơn 10%/năm. Như vậy, rất khó để cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất để có thể đầu tư được.
Vì vậy về cơ bản, chúng ta phải đầu tư công nghệ được phù hợp và phải tối ưu được trong quá trình sản xuất thì mới giảm được chi phí và đảm bảo được chất lượng. Ổn định được sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng đánh giá chuỗi hệ thống quản lý để biết rằng doanh nghiệp có được chu trình tiêu chuẩn và các năng lực tin cậy để có thể thực hiện được các sản phẩm mà họ đặt hàng và bước tiếp theo sau khi đã kiểm chứng trên thực tế thông qua quá trình đánh giá mẫu, làm mẫu và nếu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật đã yêu cầu về mặt chất lượng, đạt yêu cầu về mặt năng suất thì người ta có thể đặt hàng và cái đặt hàng đấy ban đầu có thể ở mức độ quy mô nhỏ khi mà mối quan hệ được củng cố thì sẽ phát triển phần đỏ và đến giai đoạn sau là giai đoạn mà các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách để củng cố và các mối quan hệ với khách hàng của mình.
Thông qua đó có thể thâm nhập sâu hơn vào việc tăng tỷ trọng linh kiện cũng như tham gia vào một số các linh kiện khác và một số các model khác trong tương lai. Tôi cho rằng hiện nay một số số doanh nghiệp của chúng ta đặc biệt như Sika Việt Nam đang dẫn dắt cái quá trình này rất là tốt. Và tôi thấy rất tích cực trong thành viên của Vasi thì số lượng các Hiệp hội tăng cường năng lực để tham gia chuỗi cung ứng cũng đang có biểu hiện rất tích cực.
Y Nhụy