Một sự kiện là sự tổng hòa của nhiều yếu tố giải trí, sản phẩm chất lượng và dĩ nhiên không thể thiếu những màn tranh tài ở đẳng cấp cao là thứ mà tất cả các fan hâm mộ Dota 2 trên toàn thế giới đều muốn được theo dõi.
Và đó là đủ để mô tả về những gì diễn ra tại WePlay! Bukovel Minor 2020 – Minor thứ hai thuộc DPC 2019-2020 – hạ màn vào hôm Chủ nhật vừa qua (12/01).
WePlay! là một nhà tổ chức giải đấu nổi tiếng trong cộng đồng Dota 2 với những sự kiện độc đáo, được đầu tư nghiêm túc về mặt chất lượng. Nói không ngoa thì đội ngũ của WePlay! đã đem đến cho fan hâm mộ toàn cầu giải đấu hấp dẫn và trọn vẹn nhất về mọi mặt kể từ khi Valve giới thiệu hệ thống giải đấu Dota Pro Circuit (DPC) từ năm 2017.
Dĩ nhiên là vẫn có những giải đấu khác cung cấp các trận đấu chất lượng hơn, kịch tính hơn hay chất lượng sản xuất chương trình tốt hơn hẳn WePlay! Bukovel Minor. Tuy nhiên, BTC WePlay! đã biết cách cân bằng giữa tầm quan trọng của những cuộc đối đầu với việc bổ sung một lượng lớn nội dung ngoài lề từ dàn talent lẫn đội ngũ sản xuất.
“Một trong những chìa khòa thành công của WePlay! Bukovel Minor 2020 là màn trình diễn xuất chúng của đội ngũ tổ chức”, Tổng Giám đốc mảng Esports của WePlay!, Oleh Humeniuk, phát biểu trong thông cáo báo chí sau giải đấu.
“Chúng tôi đã sử dụng những công nghệ mới và không có giới hạn cho sự sáng tạo. Tất cả mọi người làm việc tại sự kiện này đều yêu thích esports. Đánh giá kết quả và phản hồi, người xem cũng cảm nhận được điều đó.”
Dota 2 chưa bao giờ thiếu những BLV cùng phân tích viên ấn tượng. Và WePlay! đã quy tụ được những nhân vật có cá tính thú vị đủ để thu hút sự chú ý của đám đông khán giả - như Austin “Capitalist” Walsh và Richard Campbell sẵn sàng nhảy nhót trước ống kính camera livestream trên nền nhạc Sexy Sax Man.
Nhưng đó không phải là meme duy nhất tại sự kiện vừa được tổ chức tại Bukovel, Ukraine. Nếu có dịp theo dõi giải đấu, hẳn bạn sẽ nhận ra điểm thu hút nằm ở chất lượng của các màn phân tích và sự am hiểu tường tận của dàn talent. Họ đem đến cho người xem cảm giác mỗi game đấu sau đều quan trọng hơn hẳn trước đó.
Nó cũng giúp xua tan đi bầu không khí nghiêm túc, căng thẳng để khiến khán giả cảm thấy hào hứng, giải trí hơn. Đặc biệt là trong trận Chung kết Tổng giữa Nigma vs Royal Never Give Up – nơi xuất hiện game đấu dài nhất trong meta của Patch 7.23.
Chất lượng sản xuất chương trình đã được tưởng thưởng xứng đáng khi Nigma thường xuyên lựa chọ những đội hình “đặc dị” để có mặt tại trận đấu tranh cúp từ Vòng 1 Nhánh Thua.
Thống kê năm trận đấu có nhiều người xem nhất tại WePlay! Bukovel Minor - Ảnh: Esports Charts
Cụ thể, hơn 233,000 người cùng chứng kiến màn đọ sức của Nigma vs RNG vào lúc cao điểm – biến đây trở thành Minor có nhiều người xem nhất trong lịch sử DPC. Con số trên nhiều hơn gần 2.5 lần đỉnh điểm của Minor trước đó, DOTA Summit 11, với 95,923 người xem.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố then chốt giúp WePlay! Bukovel Minor là một sự kiện thành công về mọi mặt là màn showmatch giữa hai teams BLV tiếng Anh vs tiếng Nga.
Không có gì lạ khi BTC sắp xếp một màn showmatch để người xem chú ý hơn tới sự kiện. Thông thường, những huyền thoại sẽ quay trở lại sân khấu để kết hợp với vài pro players đương thời cùng nhau chơi một trận đấu vô thưởng vô phạt để tạo cơ hội cho fan lâu năm hồi tưởng.
Thế nhưng, bởi hầu hết những khách mời không còn tập luyện và thi đấu Dota 2 chuyên nghiệp khiến họ bị “outmeta”, vẫn chơi theo cách cũ khiến trải nghiệm của người xem không được trọn vẹn.
Tiếp thu và học hỏi từ những màn showmatch trước – cụ thể là quá nhiều vấn đề tại The International 9 – WePlay! đã làm khác đi tại Minor.
Đầu tiên, họ biến đây trở thành một trận đấu đúng nghĩa giống với tất cả các cuộc chạm trán khác tại WePlay! Bukovel Minor. Đương nhiên là nó có nhịp độ chậm dãi hơn, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với số đông khán giả.
Những khách mời cũng đã try hard bởi họ được đắm chìm trong bầu không khí thi đấu chuyên nghiệp với chế độ Captains Draft thay vì ADRM hoặc game mode nào khác.
Hai teams được trộn lẫn Nga và châu Âu khiến các thành viên đều nói chung một ngôn ngữ giúp họ có thể dễ dàng giao tiếp trong trận đấu. Điều này khiến cho tính chất cạnh tranh của trận đấu được cảm nhận rõ hơn.
Cuối cùng, màn bình luận trở nên vui vẻ và cởi mở hơn với những pha tung hứng giữa Jorien “Sheever” van der Heijden và Dominik “Lacoste” Stipić mà không hề quá lố, ảnh hưởng tới chất lượng của buổi phát sóng.
Meme, tương tác qua lại, nội dung, chất lượng trận đấu và tất cả những thứ sống động bên trong studio của WePlay! đã biến một Minor thành công ngoài sức mong đợi.
Mặc dù thật khó để tái lập tinh thần của WePlay! Bukovel Minor nhưng các nhà tổ chức khác vẫn có thể học hỏi được vài điều và ứng dụng chúng trong những sự kiện sắp tới.
“Chúng tôi rất biết ơn những người đã tham gia tranh tài bởi những trận đấu khó quên và sự chuyên nghiệp họ đã thể hiện xuyên suốt giải đấu”, Vitaliy “Nexius” Bozhko, Trưởng Nhóm Esports Dota 2 của WePlay!, chia sẻ.
Sau đây một tháng, WePlay! sẽ tiếp tục đăng cai tổ chức một giải đấu LAN Dota 2 nữa – WePlay! Dota 2 Tug of War: Mad Moon, trị giá 300,000 USD – tại Kiev, Ukraine, diễn ra từ 19-23/02.
Thông tin chi tiết về giải đấu cũng như danh sách các teams tham dự sẽ được BTC công bố trong vài tuần tới.
2016 (Tổng hợp)