Giám đốc các vấn đề cạnh tranh của Liên minh châu Âu Margrethe Vestager cho biết, EU đang cố gắng thông qua luật để hạn chế quyền bá chủ của các nền tảng trực tuyến và ngăn chặn các công ty lớn lấn át đối thủ cạnh tranh. Bà tin rằng, các hành động thực thi liên quan đến chống độc quyền là một hình thức hậu kiểm, tức là cơ quan quản lý bị giới hạn trong việc điều tra hành vi của các công ty trong quá khứ, để rồi phạt tiền và yêu cầu các công ty dừng lại những hoạt động "bất hợp pháp".

Về vấn đề này, đối thủ cạnh tranh của các công ty độc quyền lớn thường phàn nàn rằng khoảng thời gian để cơ quan quản lý phát hiện và xử phạt hành vi chống cạnh tranh là quá lâu. Vào thời điểm các cơ quan quản lý đưa ra các mức phạt tương ứng, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của các công ty nhỏ thường không thể khắc phục được.

{keywords}

Vestagel nói thêm rằng, EU sẽ công bố một đề xuất vào tuần tới, cho phép các cơ quan quản lý trực tiếp giám sát những công ty phát triển nhanh và đang thống trị thị trường như Google, Facebook. Hiện tại, EU vẫn chưa tiết lộ sẽ đo lường mức độ tăng trưởng của các công ty như thế nào. Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ lớn, dự luật liên quan cũng sẽ đặt ra các yêu cầu đối với những công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh, và họ cũng cần tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt hơn.

Các nghĩa vụ mới có thể bao gồm các yêu cầu chia sẻ dữ liệu với các đối thủ cạnh tranh, hoặc các hạn chế về cái gọi là bảo vệ cổng (gatekeeping), tức là quy tắc dành cho nhà khai thác chia sẻ nền tảng số với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể liên quan đến những biện pháp cụ thể như cấm nghiêng về dịch vụ của chính họ.

Đồng thời, khi các chi tiết mới về gatekeeping được giới thiệu, Châu Âu đang soạn thảo tiêu chuẩn sẽ xác định các loại nền tảng trực tuyến mà các quy tắc mới nhắm mục tiêu. Khi quyết định nền tảng nào phải đối mặt với quy định chặt chẽ hơn, doanh thu, số lượng người dùng và quốc gia hoạt động đang được xem xét. 

Glenn Fogel, Giám đốc điều hành của Booking.com, có trụ sở tại Hà Lan cho biết, ông rất lo lắng khi có thể phải đối mặt với các quy định khắt khe hơn so với đối thủ cạnh tranh và các cơ quan quản lý đang cố gắng "sao chép" một quy định. Còn Airbnb lại khẳng định, họ không tin rằng công ty của mình có bất kỳ hành vi chống cạnh tranh nào.

Vestagel nói thêm rằng, cơ quan quản lý cũng đang điều tra các ngành có thể có độc quyền trong tương lai, để đảm bảo rằng, thị trường vẫn "mở và cạnh tranh". Kế hoạch nhằm kiềm chế vị thế trên thị trường của các công ty công nghệ lớn này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Tháng trước, một tài liệu nội bộ của Google cho thấy, họ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch cấp tiến chống lại các quan chức cấp cao, bao gồm cả Thierry Breton, người đang áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn đối với ủy viên thị trường nội bộ của chính phủ. Sau đó, Giám đốc điều hành Alphabet, công ty mẹ của Google, Sundar Pichai đã xin lỗi về vụ việc và tuyên bố rằng, họ chưa thông qua kế hoạch này.

Vestagel nói: "Tôi kỳ vọng rằng khi chúng tôi đề xuất quy định này, sẽ có rất nhiều sự phản đối, bởi vì rõ ràng nó sẽ hạn chế một số người tham gia thị trường và khiến họ phải chịu những nghĩa vụ mới”. Các tiêu chuẩn là khách quan và EU không nhắm mục tiêu vào các công ty cụ thể.

Khi được hỏi liệu chính quyền Biden mới của Mỹ có giúp EU đạt được tham vọng điều chỉnh công nghệ quy mô lớn hay không, bà cho biết: "Vì chính quyền mới, chúng tôi có cơ hội thực sự để khôi phục quan hệ với Mỹ” và “Tôi nghĩ việc thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững và tốt đẹp giữa chúng tôi là rất quan trọng trong việc giám sát các công ty công nghệ lớn”, Vestagel khẳng định.

Phong Vũ

Trung Quốc cũng bắt đầu chống độc quyền trong mảng công nghệ

Trung Quốc cũng bắt đầu chống độc quyền trong mảng công nghệ

“Trước đây, Trung Quốc nhìn nhận rằng các công ty Internet nước này cạnh tranh với các đối thủ Mỹ, và họ là niềm tự hào. Nhưng bây giờ Trung Quốc đang phải chuyển về thị trường nội bộ”, một chuyên gia bình luận về dự thảo luật mới.