Theo báo cáo, người đứng đầu các vấn đề kỹ thuật số và chống độc quyền của EU Margrethe Vestager cho biết, EU sẽ đưa ra các quy định mới để kiểm soát quyền lực của các công ty công nghệ lớn, bao gồm cả việc đảm bảo rằng người dùng được bảo vệ trước các đối thủ nhỏ hơn. Ngoài ra, các ông lớn công nghệ phải có biện pháp để đối phó với nội dung bất hợp pháp.
Bà Margrethe Vestager, phó Chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu |
Với tư cách là Phó Chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu, Vestag đã vạch ra hai dự thảo luật mà Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ giới thiệu vào đầu tháng 12. Chúng tương đương với một cuộc cải cách toàn diện các quy định kỹ thuật số, nhưng phiên bản cuối cùng sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán với Nghị viện Châu Âu và 27 nước thành viên EU.
Đầu tiên là Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, nhằm cập nhật các quy tắc thương mại điện tử của EU và khiến các công ty công nghệ có trách nhiệm hơn đối với các sản phẩm nguy hiểm. Ví dụ: một công ty công nghệ được yêu cầu kiểm tra ID của người bán để loại bỏ "những kẻ gian lận giao dịch". Điều này sẽ khiến các công ty này chịu trách nhiệm lớn hơn khi xử lý nội dung bất hợp pháp (chẳng hạn như ngôn từ gây kích động), bao gồm cả việc báo cáo về công việc của họ để xóa những tài liệu này.
Margrethe Vestager ám chỉ rằng các công ty công nghệ sẽ phải tiết lộ nhiều hơn về cách họ quyết định “cho phép người dùng xem những gì”. Vestager nói: “Họ phải cho chúng tôi biết cách họ quyết định thông tin và sản phẩm nào sẽ giới thiệu cho chúng tôi cũng như ẩn thông tin và sản phẩm nào".
"Hãy cho chúng tôi khả năng ảnh hưởng đến những quyết định này, thay vì chỉ để họ làm điều đó cho chúng tôi. Ngoài ra, Họ cũng phải cho chúng tôi biết ai đang trả tiền cho những quảng cáo mà chúng tôi thấy và tại sao chúng tôi được nhắm mục tiêu bởi một quảng cáo".
Trong phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Tư tuần này, các nhà lập pháp Mỹ cũng đưa ra những lo ngại tương tự. Họ đổ lỗi cho Twitter, Facebook, Google trấn áp những quan điểm bảo thủ và chỉ trích những công ty này vì những hành động chậm chạp trong việc điều chỉnh ngôn từ gây kích động, thông tin sai lệch và các nội dung bạo lực khác.
Đề xuất thứ hai là Đạo luật thị trường kỹ thuật số, bao gồm các quy tắc mới cho các "người gác cổng" trực tuyến lớn nhất, đề cập đến Google, Facebook, Amazon và Apple, những người khổng lồ ở Thung lũng Silicon.
Theo dự luật, các công ty công nghệ sẽ bị cấm ưu tiên sản phẩm của họ trong kết quả tìm kiếm. Họ sẽ bị cấm sử dụng dữ liệu thu thập từ người dùng thương mại để cạnh tranh với họ trên các thị trường khác. Vestag cho biết, điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến tính công bằng của các thị trường này.
Vestager cho rằng, các công ty công nghệ lớn cũng phải giúp người dùng chuyển đổi nền tảng hoặc sử dụng nhiều dịch vụ trực tuyến dễ dàng hơn. Các nhà quản lý của EU đã lo lắng rằng một số công ty có thể độc quyền một thị trường bằng cách chi phối tất cả người dùng và dữ liệu của họ.
Việc thực thi pháp luật phù hợp cũng rất quan trọng, và hai dự thảo đều kêu gọi các nhà chức trách EU tăng cường hợp tác. Phó Chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu khẳng định: "Điều này sẽ cho EU quyền can thiệp khi cần và thực thi những quy tắc mới này trên các nền tảng lớn".
Phong Vũ
‘Ái nữ Huawei’ giành thắng lợi nhỏ trong vụ dẫn độ tại Canada
Thẩm phán Canada chấp thuận yêu cầu cung cấp thêm tài liệu của bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính Huawei, trong phiên tòa xét xử vụ dẫn độ.