Giá xăng dầu trong nước hôm nay 23/4/2024
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 23/4 được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 17/4.
Theo đó, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh theo hướng tăng giá xăng, giảm giá dầu (trừ dầu mazut).
Cụ thể, giá xăng E5 được nâng lên 24.220 đồng/lít. Giá xăng RON 95 lên mức 25.230 đồng/lít.
Ngược lại, giá dầu diesel giảm xuống 21.440 đồng/lít. Giá dầu hoả hạ về mức 21.410 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 17/4 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 25.230 | + 410 |
Xăng E5 RON 92-II | 24.220 | + 380 |
Dầu diesel | 21.440 | - 170 |
Dầu hỏa | 21.410 | - 180 |
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 23/4/2024
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 23/4 quay đầu tăng nhẹ sau khi giảm vào phiên đầu tuần.
Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 8h51' ngày 23/4 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 87,13 USD/thùng, tăng 0,13 USD, tương đương 0,15% so với phiên liền trước.
Ở phiên giao dịch đầu tuần (22/4), giá xăng dầu thế giới nối dài đà giảm từ tuần trước.
Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 8h30' ngày 22/4 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 85,96 USD/thùng, giảm 1,33 USD, tương đương 1,52% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 82,3 USD/thùng, giảm 0,84 USD, tương đương 1,01% so với phiên liền trước.
Trong tuần trước, giá dầu thế giới trải qua tuần lao dốc khi cả 2 loại dầu chuẩn đều giảm tới 3%. Đây là tuần giảm thứ 2 liên tiếp của giá dầu thế giới.
Theo Reuters, giá dầu tiếp tục suy yếu khi rủi ro gián đoạn nguồn cung ngày càng thấp và tồn kho dầu của Mỹ tăng mạnh.
Vào phiên giao dịch cuối tuần trước, cả hai loại dầu chuẩn là Brent và WTI đều tăng 3% sau khi xuất hiện tiếng nổ ở thành phố Isfahan của Iran, làm dấy lên lo ngại về một hành động quân sự.
Nhưng đà tăng của giá dầu sau đó dần biến mất khi Tehran cho biết không có kế hoạch trả đũa. Việc này giúp giảm bớt những lo ngại về nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông, từ đó dẫn đến nhu cầu về dầu đi xuống, khiến dầu thô mất giá.
Bên cạnh đó, tồn kho dầu thô Mỹ tăng cũng gây sức ép lên giá dầu.
Số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu của nước này đã tăng 2,7 triệu thùng vào tuần trước. Con số này gần gấp đôi mức dự báo của giới phân tích.
Thêm nữa, việc đồng USD mạnh lên cũng khiến giá dầu suy yếu. Bởi đồng USD mạnh lên khiến dầu đắt đỏ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác, làm giảm bớt nhu cầu.
"Giá dầu đang chịu áp lực do tồn kho dầu Mỹ lớn và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoãn nâng lãi suất, khiến đồng USD mạnh lên", Tina Teng - nhà phân tích thị trường độc lập - cho biết trên Reuters.
Ngày 19/4, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee ra tín hiệu rằng Mỹ có thể duy trì lãi suất cao thêm một thời gian nữa, bởi cuộc chiến chống lạm phát chưa có tiến triển.
Giới phân tích cho rằng phải đến tháng 9, Fed mới bắt đầu hạ lãi suất.