1. Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng là chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nào?

  • Ghép tạng
    0%
  • Ung bướu
    0%
  • Tim mạch
    0%
Chính xác

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng sinh năm 1944 tại Tiền Giang. Ông tốt nghiệp bác sĩ của Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1970. Năm 1972, khi 28 tuổi, ông lấy bằng Tiến sĩ y khoa. Năm 1992, ông được phong Phó giáo sư y học và năm 2006 là Giáo sư. 

Khi đất nước giải phóng, ông trải qua 4 tháng học tập cải tạo và là một trong số những trí thức ngành y ở lại phục vụ đất nước. 

Từ năm 1976, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Ung bướu của Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM). Đến năm 1990, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Trong suốt những năm tháng hành nghề, Giáo sư Chấn Hùng đã thăm khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư. Ông là một vị bác sĩ được người đời quý trọng về cả y lý, y thuật lẫn y đức.

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng là người có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược phòng chống ung thư ở Việt Nam.

Ông vừa là người bác sĩ tận tình với bệnh nhân, vừa là người thầy tận tuỵ của các thế hệ bác sĩ, luôn tâm huyết truyền đạt kinh nghiệm đến đồng nghiệp và chung tay nâng cao nhận thức cộng đồng để phòng chống bệnh ung thư. Giáo sư hiện là Chủ tịch danh dự của Hội Ung thư Việt Nam. 

2. "Ung thư biết sớm trị lành" là tên một đứa con tinh thần của Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng. Đó là tác phẩm như thế nào?

  • Một quyển sách
    0%
  • Một bộ phim
    0%
  • Một bản nhạc
    0%
Chính xác

"Ung thư biết sớm trị lành - Nếu mà để trễ dễ thành nan y", đây là câu thơ do Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng viết để hướng dẫn cộng đồng hiểu đúng về bệnh ung thư.

Từ năm 1983, ông đã soạn xong cuốn "Tìm hiểu bệnh ung thư". Năm 2013, ông chính thức cho ra mắt tựa sách "Ung thư biết sớm trị lành" do NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành. Sách dày trên 400 trang với 8 chương trình bày về bệnh ung thư và cách phòng ngừa.

Trong tác phẩm này, Giáo sư Chấn Hùng lý giải cơ chế gây bệnh ung thư, nguyên nhân, cách phòng ngừa đến người đọc bằng ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu. Người dân bình thường, không am hiểu về y khoa cũng có thể tiếp thu kiến thức.

Ông cho biết ung thư không phải là căn bệnh "trời kêu ai nấy dạ" mà do những yếu tố được gọi là sát thủ như khói thuốc lá, virus HP, virus viêm gan B, C, hay virus HPV... gây ra. 

Tuy nhiên, y khoa có các loại máy móc hiện đại như CT, MRI… được xem là "mắt thần" của bác sĩ, giúp phát hiện ung thư từ trong trứng nước. Các phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả rất cao nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.  

Cũng trong tập sách này, Giáo sư Chấn Hùng gửi đến bạn đọc lời khuyên về phòng tránh ung thư rất dễ nhớ và dễ thực hiện: "Ai ơi thuốc quý trời cho / Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui.”

3. Ngày 18/5/2006, TP.HCM có 2 bác sĩ đặc biệt được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Họ là ai?

  • Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng và Giáo sư Văn Tần
    0%
  • Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng và Giao sư Trần Đông A
    0%
  • Giáo sư Văn Tần và Giáo sư Trần Đông A
    0%
Chính xác

Năm 2006, tại hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng (khi đó là Giám đốc Bệnh viện Ung bướu) và bác sĩ Văn Tần (khi đó là Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân) đã nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do Chủ tịch nước phong tặng.

Giáo sư Văn Tần là đàn anh của Giáo sư Chấn Hùng, thường được gọi là "anh cả Tần".

Giáo sư Văn Tần là bậc thầy phẫu thuật, có vẻ ngoài nghiêm nghị, ít nói, không mở phòng mạch, không nhận mổ ngoài, trọn đời chăm lo cho bệnh nhân, ưu tiên bệnh nặng, không kể giàu nghèo. Ông qua đời năm 2023. 

Giáo sư Chấn Hùng lại là thầy thuốc có phong thái lịch lãm, khoan thai, một tri thức uyên thâm cùng nụ cười luôn hiện hữu trên khuôn mặt tươi sáng, phúc hậu.

Trong khi đó, Giáo sư, bác sĩ Trần Đông A, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới do Chủ tịch nước phong tặng vào năm 2008. Vào năm 2006, Giáo sư Đông A được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 1. 

4. Giáo sư Chấn Hùng từng chia sẻ quan niệm thầy thuốc giống như giếng nước trong. Đúng hay sai?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Ông nhiều lần chia sẻ về lời dạy của người thầy có ảnh hưởng mạnh mẽ - Giáo sư Đào Đức Hoành - rằng thầy thuốc giống như một giếng nước trong. 

"Tôi luôn nhớ lời dạy của thầy tôi - giếng nước trong, ai muốn múc cho múc. Giếng trong không sợ cạn, giếng vơi lại đầy và càng trong hơn. Thầy thuốc giống như cái giếng, cứ giúp đời vô tư.

Khi bệnh nhân cần điều trị thì không câu nệ, vì càng điều trị bác sĩ lại càng có kinh nghiệm. Mình vừa là bác sĩ vừa là thầy giáo, khi truyền nghề cũng truyền hết những gì mình đã tích lũy, không giấu nghề. Mình càng giỏi nghề thì mới có kiến thức phong phú để giảng dạy.

Lời thầy dạy giản dị vô cùng, mà thấm đến giờ”, ông kể.

Giáo sư Chấn Hùng đi nhiều nơi, đến với bà con để phổ biến kiến thức vì mong muốn mang lại lợi ích cho nhiều người. Ông cho rằng khi không hiểu biết, người ta sẽ rất sợ ung thư, sợ đến ám ảnh. Do đó, phải có nhiều người đi tuyên truyền để bà con hiểu và tiếp tục phổ biến cho nhiều người, giống như những cánh tay nối dài, mang đến hy vọng cho người bệnh.

5. Tựa sách nào sau đây KHÔNG phải của tác giả Nguyễn Chấn Hùng?

  • Sâu thẳm sự sống
    0%
  • Nhẹ bước lãng du
    0%
  • "Về thu xếp lại..."
    0%
Chính xác

Sâu thẳm sự sống, Nhẹ bước lãng du, Dắt dìu về thủa ấu thơ, Con người trong vòng vây, Ung thư biết sớm trị lành... là tên các tác phẩm của Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng. 

Không chỉ tập trung viết về phòng và điều trị ung thư, Giáo sư Chấn Hùng còn nghiên cứu sâu nhiều vấn đề của y khoa như virus, tế bào gốc, các giải Nobel sinh lý và y học... bằng ngôn từ gần gũi, lối ví von bay bổng, không hề khô khan dù bàn về khoa học.

Ông luôn cố gắng bắt nhịp cùng các thành tựu khoa học về sự sống và con người, luôn trang bị kiến thức mới để “tinh nghề y, sâu nghề giáo”. Ông cũng dành thời gian kể lại và chia sẻ cảm nhận về những vùng đất ông từng đặt chân đến trong quyển Nhẹ bước lãng du.

Còn "Về thu xếp lại..." là tập tản văn của một bác sĩ nổi tiếng cả trong y nghiệp lẫn trên văn đàn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. 

6. Ung thư có nguy cơ trở thành đại dịch hay không?

  • 0%
  • Không
    0%
Chính xác

Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận khoảng 20.000 ca mắc mới ung thư. Tuy nhiên, trong 11 tháng của năm 2023, đã có 30.000 ca ung thư mới đến khám và điều trị tại bệnh viện ung bướu tuyến cuối phía Nam.

Theo GLOBOCAN 2020, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tại Việt Nam đều tăng nhanh.

Trong tời gian dịch Covid-19 xảy ra, việc chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh nhân ung thư giảm 50% ở tất cả các quốc gia. Tại châu Âu, ít nhất 1 triệu ca ung thư không được chẩn đoán trong 2 năm đại dịch. Nhiều xét nghiệm tầm soát ung thư không được thực hiện.  

Tại Việt Nam, toàn bộ hệ thống y tế đều tham gia chống dịch Covid-19. Do đó, các chuyên gia cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với đại dịch ung thư nếu không có những giải pháp khẩn cấp và thúc đẩy mạnh hơn. Số lượng bệnh nhân ung thư chẩn đoán trễ sẽ tiếp tục gia tăng, dẫn đến suy giảm chất lượng điều trị.

Do đó hiện nay, cả thế giới, trong đó có Việt Nam, đã kích hoạt trở lại việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư.