1. Vị thầy thuốc nào được coi là ông tổ của ngành dược Việt Nam?
-
Hải Thượng Lãn Ông
0%
- Tuệ Tĩnh
0%- Giáo sư Hồ Đắc Di
0%Chính xácTuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, được phong là ông tổ của ngành dược Việt Nam, một ông Thánh thuốc Nam. Ông quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
Ông theo nghề thuốc, chăm trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian. Ông tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc.
Bộ sách "Nam dược thần hiệu" của ông tổng hợp kiến thức liên quan y dược cổ truyền. Ngoài ra, bộ "Hồng nghĩa giác tư y thư" (2 tập) có bản thảo 500 vị thuốc nam viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Ông có câu nói nổi tiếng: "Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt".
2. Đỗ đạt nhưng từ chối nhận chức quan, Tuệ Tĩnh về quê làm gì?
-
Đi tu
0%
- Làm nông
0%- Dạy học
0%Chính xácMồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Tuệ Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Trong thời gian này, ông làm thuốc, chữa bệnh cứu người.
Có tài liệu cho biết, trong 30 năm, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa vừa là nơi truyền bá đạo Phật vừa làm điểm chữa bệnh. Ông cũng nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ.
3. Tuệ Tĩnh đã chữa khỏi bệnh gì cho vợ vua nhà Minh (Trung Quốc)?
-
Bệnh hậu sản
0%
- Viêm xoang
0%- Đau xương khớp
0%Chính xácDanh tiếng của Tuệ Tĩnh không chỉ được biết tới ở Việt Nam mà còn lan sang Trung Quốc. Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa sang Trung Quốc làm ở Thái y viện, vua Minh phong ông là Đại y thiền sư. Trong thời gian ở đây, ông chữa cho vợ vua khỏi bệnh hậu sản mà các thầy thuốc khác bó tay.
Ở nơi đất khách, Tuệ Tĩnh không nguôi hướng về quê nhà. Ông mất tại Trung Quốc, không rõ năm nào. Trước khi chết, ông có để lại lời nhắn mong được đưa hài cốt trở về Việt Nam.
4. Không chỉ là thầy thuốc, Tuệ Tĩnh còn là?
-
Họa sĩ
0%
- Nhà thơ
0%- Nhà quân sự
0%Chính xácVào thế kỷ 14, chữ Hán đang thịnh hành ở Việt Nam nhưng Tuệ Tĩnh đã chủ trương sử dụng chữ Nôm trong các sách viết về thuốc của mình. Các tác phẩm của ông được viết dạng thơ giúp cho người dân Việt dễ đọc, dễ nhớ. Trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam viết bằng thơ Nôm thể Đường luật và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm.
5. Tuệ Tĩnh được lấy tên đặt cho các đường phố ở các thành phố nào?
-
Hà Nội
0%
- Hải Dương
0%- TP.HCM
0%- Cả ba tỉnh, thành phố trên
0%Chính xácNhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Huế, Hải Phòng, TP.HCM đã lấy tên danh y Tuệ Tĩnh để đặt cho các đường phố. Tại Hà Nội, Tuệ Tĩnh được thờ ở Y miếu Thăng Long, đặt tên cho bệnh viện, trường y dược.
- Hải Dương
- Nhà thơ
- Viêm xoang
- Làm nông
- Tuệ Tĩnh