Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội thời gian qua, các làng nghề truyền thống đã góp phần hình thành diện mạo nông thôn vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày 31/8/2017, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6136/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, nhiều nội dung của Đề án đã được triển khai tích cực và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề, có đến 543 làng nghề đã bị mai một (do không đạt tiêu chí có 10% số hộ làm nghề trở lên).

 Theo số liệu điều tra năm 2020 của Sở NN&PTNT, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 807 làng nghề và làng có nghề, trong đó, 42 làng nghề truyền thống, 271 làng nghề và 494 làng có nghề. So với kết quả rà soát trước đây, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Các làng nghề đã và mang lại những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. 

Các làng nghề truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân; Đây là một trong những nguồn nội lực giúp các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Các làng nghề trên địa bàn Thành phố đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều làng nghề Hà Nội bị đình trệ, đặc biệt là việc xuất khẩu hàng hóa, du lịch làng nghề.  Hiện, các cơ sở sản xuất hoạt động ổn định và có xu hướng tiếp tục phát triển. Trong năm 2023, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là hơn 8.000 tỷ đồng. 

Để tạo thuận lợi hơn cho phát triển nghề, làng nghề truyền thống, Hà Nội tiếp tục chú trọng công tác truyền nghề, nhân cấy nghề và xác định đây là khâu then chốt trong việc phát triển, bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống; Thực hiện xét công nhận Danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống”, hàng năm hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề cho trên 20 làng nghề; Tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói cho các sản phẩm làng nghề 20 cơ sở;...

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tổ chức, tham gia hội thi, hội chợ sản phẩm thủ công, sản phẩm nông sản và làng nghề; Tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nghệ nhân, thợ giỏi phát triển mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng các điểm tư vấn, giới thiệu, bán sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn. Ngoài ra, mở rộng kết nối giao thương với các thị trường đích trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của làng nghề, sản phẩm OCOP đã được Thành phố, Trung ương đánh giá phân hạng…

W-164a9991-a-1.jpg
Làng nghề thêu Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín hiện có khoảng 150 cơ sở và 200 hộ tham gia sản xuất các loại sản phẩm thêu trên áo dài, quần áo thời trang, trang phục biểu diễn... tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. 
W-164a9960-a1-1.jpg
Làng nghề thêu Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín hiện có khoảng 150 cơ sở và 200 hộ tham gia sản xuất các loại sản phẩm thêu trên áo dài, quần áo thời trang, trang phục biểu diễn... tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.
W-164a9954-a2-1.jpg
Làng nghề thêu Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín hiện có khoảng 150 cơ sở và 200 hộ tham gia sản xuất các loại sản phẩm thêu trên áo dài, quần áo thời trang, trang phục biểu diễn... tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.
W-164a9948-a3-1.jpg
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng thêu trên các sản phẩm, nhiều hộ trong làng nghề thêu Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín đầu tư máy móc tăng sản lượng, giảm nhân công lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường.
W-164a9882-a4-1.jpg
Thêu tranh chân dung tại cơ sở của Nghệ nhân thêu tranh chân dung Khúc Văn Huynh, thôn Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.
W-164a1166-a6-1.jpg
Những năm qua, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại với chất lượng tốt, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước, doanh thu từ các làng nghề đạt từ 10 đến 50 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 250 nghìn lao động ở khu vực nông thôn.
W-164a1078-a7-1.jpg
Công ty Gốm sứ cổ truyền Bảo Quang (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) mỗi năm sản xuất khoảng 10.000 bộ sản phẩm gốm tâm linh, doanh thu 50 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 500 lao động tại địa phương. 
W-164a1033-a8-1.jpg
Việc vẽ hoa văn trang trí trên những sản phẩm gốm sứ đòi hỏi người thợ phải rất khéo léo.
W-164a1022-a9-2.jpg
W-164a0988-a10-1.jpg
Hàng nghìn người dân địa phương nhờ có nghề gốm sứ truyền thống mà nhiều năm qua có việc làm ổn định, thu nhập tốt.
W-164a0953-a11-1.jpg
Công ty Gốm sứ cổ truyền Bảo Quang (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) mỗi năm sản xuất khoảng 10.000 bộ sản phẩm gốm tâm linh, doanh thu 50 tỷ đồng.
W-164a0909-a12-1.jpg
Công ty Gốm sứ cổ truyền Bảo Quang tạo việc làm ổn định cho 500 lao động tại địa phương.

Công Sáng, Đình Thành, Xuân Ngọc và nhóm BTV