- Năm 2018, Hà Nội sẽ thí điểm đục thông các vòm cầu đường sắt từ Phùng Hưng đến ga Long Biên.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời ý kiến cử tri trước kỳ họp HĐND TP Hà Nội về nội dung làm rõ lộ trình mở thông 124 vòm cầu tại tuyến phố Phùng Hưng.

Theo Hà Nội, các vòm cầu nằm ở chân đế của bờ trụ bê tông đỡ ray đường sắt cho tàu di chuyển từ ga Hà Nội - ga Long Biên, được xây dựng từ thời Pháp. Trước đây các vòm cầu này rỗng, nhưng sau đó do tình trạng mất vệ sinh, an ninh trật tự tại khu vực, nên TP đã cho xây bịt kín.

{keywords}
Hà Nội chốt thời gian đục thông các vòm cầu trăm tuổi vào năm 2018

Về tiến độ thực hiện dự án, Hà Nội chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể, từ nay đến hết năm 2017, chương trình Định cư con người Liên hợp quốc vẽ tranh bích họa trên 26 vòm đá dưới cầu dẫn từ phố Lê Văn Linh đến phố Hàng Cót (không trùng vào vị trí ga dự kiến). Các bức bích họa thực hiện trên bề mặt ngoài các vòm đá, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu.

Trong năm 2018, TP sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tháo dỡ thí điểm một số vòm đá để phục vụ cho việc đánh giá chính xác hiện trạng kết cấu. Khai thác sử dụng không gian bên trong các vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên vào các hoạt động nghệ thuật phục vụ cộng đồng.

Trong các giai đoạn thực hiện dự án, TP Hà Nội sẽ cho cải tạo hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, cảnh quan, chiếu sáng hai bên tuyến vòm cầu dẫn.

Mục tiêu bảo tồn, phát huy di sản đô thị

TP Hà Nội cho biết đã làm việc với các bộ ngành liên quan làm rõ những vấn đề trong công tác nghiên cứu cải tạo, bảo tồn các vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên. Hà Nội cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tham khảo tư liệu và ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học.

Theo Hà Nội, mục tiêu của việc đục thông 124 vòm cầu nhằm phát huy giá trị di sản đô thị, khai thác không gian trống khu vực nội đô lịch sử theo đúng mục tiêu Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã phê duyệt.

Dự án còn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị của một số vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên trở thành không gian công cộng, phục vụ cho cộng đồng về văn hóa, du lịch của Thủ đô.

Đề xuất trên dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm thực tế đã triển khai tại các nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Nhật Bản,...) đã thành công trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của những cây cầu tương tự như cầu Long Biên.

Ngoài ra, TP Hà Nội còn sử dụng không gian trong vòm cầu để quảng bá giá trị di sản phi vật thể, nghề thủ công truyền thống của Hà Nội.

Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ GTVT, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc đục thông các vòm cầu trăm tuổi kể trên tạo ra diện tích 3.600 m2. Toàn bộ kinh phí cải tạo các vòm cầu này hết chưa đến 100 tỷ đồng và do đơn vị tư nhân đầu tư, quản lý và thu hồi vốn.

Gần 100 tỷ đồng đục thông 127 vòm cầu trăm tuổi

Gần 100 tỷ đồng đục thông 127 vòm cầu trăm tuổi

Theo Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, kinh phí cải tạo 127 vòm cầu đường sắt (từ Phùng Hưng - Ga Long Biên) hết chưa đến 100 tỷ đồng và do đơn vị tư nhân đầu tư.

127 vòm cầu trăm tuổi Hà thành trước phút đục thông

127 vòm cầu trăm tuổi Hà thành trước phút đục thông

Hà Nội sẽ khôi phục 127 vòm cầu bị bịt kín từ nhiều năm qua, tạo thành không gian công cộng.

Hà Nội cấm đường để sửa mặt cầu Long Biên

Hà Nội cấm đường để sửa mặt cầu Long Biên

Các phương tiện không được đi lên cầu Long Biên từ 22h-4h sáng, từ nay đến 31/5 để trải thảm bêtông nhựa nguội lên mặt cầu.

Cầu Long Biên sẽ thành cầu đi bộ

Cầu Long Biên sẽ thành cầu đi bộ

Cầu Long Biên sẽ được nâng cấp cải tạo thành cầu cho đường đi bộ riêng.

Cầu Long Biên vào đợt đại tu lớn nhất thế kỷ

Cầu Long Biên vào đợt đại tu lớn nhất thế kỷ

Với kinh phí lên tới 300 tỷ đồng, trong năm 2015, đơn vị thi công sẽ sửa chữa, thay thế nhiều bộ phận nhằm gia cố công trình lịch sử đã vắt qua 3 thế kỷ. 

Hương Quỳnh